Nhà đi thuê có đăng ký thường trú được không? Đây là câu hỏi của không ít người có mong muốn, có được hộ khẩu tại các Thành phố lớn như tại Hà Nội hay Thành Phố Hồ Chí Minh. Trước kia để, có thể đăng ký thường trú được thì ngoài việc sở hữu chỗ ở hợp pháp thì còn phải đáp ứng rất nhiều điều kiện khác. Tuy nhiên với sự ra đời của Luật cư trú 2020 Kể từ ngày 01/07/2021 thì người đi thuê nhà hoàn toàn có thể có được hộ khẩu thường trú tại các thành phố nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định. Vậy làm sao để thực hiện thủ tục này. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay nhé !
Căn cứ pháp lý
Tại sao phải đăng ký thường trú ?
Việc đăng ký thuờng trú có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các cá nhân. Theo đó việc đăng ký cư trú có những ý nghĩa sau:
- Là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước, xác định và quản lý dân cư
- Xác định các quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước
- là một trong những công cụ phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các thủ tục pháp lý – hành chính
- Điển hình có thể kể đến như làm đăng ký xe; làm visa, hộ chiếu để đi nước ngoài; mua nhà ở; vay vốn; làm hồ sơ đi học; làm giấy khai sinh cho con; xin việc; ….
Nhà đi thuê có được đăng ký thường trú không? điều kiện ra sao ?
Nhà đi thuê có được đăng ký thường trú không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Nếu như trước kia theo quy định tại Luật cư trú 2006 thì để được đăng ký thường trú tại Hà Nội thì người đó phải đáp ứng các điều kiện như có chỗ ở hợp pháp hoặc thuộc các trường hợp chuyển hộ khẩu nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp. Đồng thời đáp ứng các quy định về thời gian tạm trú theo quy định của Luật Thủ đô… Thì với quy định của Luật cư trú 2020 thì cá nhân hoàn toàn có thể đăng ký hộ khẩu thường trú trong trường hợp đi thuê nhà nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Theo Điều 20 Luật Cư trú 2020, điều kiện đầu tiên để được đăng ký thường trú là có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên, Điều này cũng quy định các trường hợp được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
- Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;
- Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Nhà đi thuê có được đăng ký thường trú không? Thủ tục đăng ký ra sao ?
Nhà đi thuê hoàn toàn thực hiện thủ tục đăng ký thường trú được . Vậy thủ tục đăng ký diễn ra như thế nào ? Hồ sơ cần chuẩn bị những gì? theo đó quy trình đăng ký thường trú trong trường hợp đi thuê nhà bao gồm các bước sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ Điều 21 Luật Cư trú và Điều 5 Nghị định 62/2021; để nhà đi thuê có thể đăng ký được thường trú thì cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA), trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Hợp đồng cho thuê nhà đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định gồm 01 trong 02 loại:
+ Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng;
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở hợp pháp của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với cơ quan đăng ký cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú tự kiểm tra, xác minh, không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người đi thuê nhà có thể đi nộp hồ sơ đăng ký thường trú thông qua một trong hai cách bao gồm:
- Nộp trực tiếp tại công an xã nơi dự định đăng ký thường trú
- Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến thông qua ( Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công quản lý cư trú…)
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất 2021
- Tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú được quản lý như thế nào?
Bước 3: Nhà đi thuê có được đăng ký thường trú? Lệ phí hết bao nhiêu
Lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định của từng địa phương. Chẳng hạn, tại các quận và phường Hà Nội là 15.000, khu vực khác là 8.000 đồng. Tại TP. HCM: các quận là 10.000 và các huyện là 5.000 đồng…
Bước 4: Nhận kết quả
Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Thời hạn giải quyết thủ tục: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Nhà đi thuê có được đăng ký thường trú ? Thủ tục đăng ký ra sao ? ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Việc không có đăng ký thường trú sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với công dân. Không chỉ dừng lại ở việc quản lý hộ tịch. Mà việc không có nơi thường trú sẽ có thể gây ra khó khăn trong việc vay vốn; làm thủ tục hành chính; không thể đăng ký nhập học hay thậm chí là hầu hết các thủ tục hành chính.
Theo quy định tại khoản 3 điều 23 Luật cư trú 2020 quy định về địa điểm không được đăng ký thường trú thì ” chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp…
Theo định của điều 24 Luật Cư trú 2020 thì thời gian đăng ký thường trú được quy định như sau”Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”