Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc nhà 5 tầng có được gọi là nhà chung cư không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay thay vì các dãy trọ xây dài để cho thuê phòng; thì tại các thành phố lớn do diện tích đất nhỏ; nên nhiều người đã xây dựng nhà mình thành nhiều tầng khác nhau để cho thuê lại. Chính vì thế mà người dân Việt Nam ngày nay gọi những ngôi nhà này là các toà nhà chung cư mini. Vậy theo quy định thì nhà bao nhiêu tầng sẽ được gọi là chung cư? Nhà 5 tầng có được gọi là nhà chung cư không? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc nhà 5 tầng có được gọi là nhà chung cư không?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Đất đai 2013
- Luật Nhà ở 2014
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP
- Thông tư 31/2016/TT-BXD
Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý và sử dụng nhà chung cư
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư như sau:
– Sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.
– Gây thấm, dột; gây tiếng ồn quá mức quy định của pháp luật hoặc xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc không đúng nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư.
– Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư.
– Sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc.
– Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp so với thiết kế đã được phê duyệt hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
– Cấm kinh doanh các ngành nghề, hàng hóa sau đây trong phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư:
- Vật liệu gây cháy nổ và các ngành nghề gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy;
- Kinh doanh vũ trường; sửa chữa xe có động cơ; giết mổ gia súc; các hoạt động kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, karaoke, quán bar thì phải bảo đảm cách âm, tuân thủ yêu cầu về phòng, chống cháy nổ, có nơi thoát hiểm và chấp hành các điều kiện kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các hành vi nghiêm cấm khác liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định tại Điều 6 của Luật Nhà ở.
Nhà 5 tầng có được gọi là nhà chung cư không?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định về Nhà chung cư như sau:
Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư.
Chung cư gồm có 02 phần: Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư và Phần sở hữu chung của nhà chung cư.
- Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật này.
- Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật này.
Như vậy dựa theo quy định trên ta đã có thể trả lời được câu hỏi nhà 5 tầng có được gọi là nhà chung cư không. Câu trả lời cho câu hỏi nhà 5 tầng có được gọi là nhà chung cư không như sau: Nhà 5 tầng có thể chưa được gọi là chung cư nếu thiếu các yếu tố như có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh; ngược lại nếu nhà 5 tầng và có những yếu tố vừa nêu trên thì sẽ đủ điều kiện gọi là nhà chung cư.
Phân hạng nhà chung cư tại Việt Nam như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2016/TT-BXD quy định về phân hạng nhà chung cư tại Việt Nam như sau:
– Nhà chung cư được phân thành 03 hạng như sau:
- Hạng A: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, đồng thời phải đạt tối thiểu 18 trên tổng số 20 tiêu chí theo hướng dẫn tại phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BXD.
- Hạng B: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, đồng thời phải đạt tối thiểu 18 trên tổng số 20 tiêu chí theo hướng dẫn tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BXD.
- Hạng C: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này nhưng không đạt đủ tiêu chí để công nhận hạng A và hạng B theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư 31/2016/TT-BXD.
Thời hạn sử dụng nhà chung cư tại Việt Nam như thế nào?
Theo quy định tại Điều 99 Luật Nhà ở 2014 quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư như sau:
– Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhà ở.
– Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây:
- Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110 của Luật Luật Nhà ở 2014;
- Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
- Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Luật Nhà ở 2014.
– Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đất có nhà chung cư thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 Luật Nhà ở 2014 được quy định như sau:
- Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới theo quy định tại Mục 2 Chương VII;
- Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt;
- Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở;
- Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 của Luật Nhà ở 2014;
- Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nhà 5 tầng có được gọi là nhà chung cư không?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; phát hành hóa đơn điện tử; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định sau đây:
– Từ 20 – 40 triệu đồng: Kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư (điểm d khoản 1 Điều 70) hoặc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở (điểm e khoản 1 Điều 70).
– Từ 60 – 80 triệu đồng: Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực/phần sở hữu riêng trong nhà chung cư (điểm b khoản 2 Điều 70); Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung/diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp (điểm d khoản 2 Điều 70).
Người dưới 18 tuổi hoàn toàn có quyền được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở với căn hộ chung cư (gọi tắt là sổ hồng chung cư) nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 8 và Điều 9 của Luật Nhà ở.
Tuy nhiên, cần lưu ý các giao dịch dân sự như mua bán, thuê mua… căn hộ chung cư phải được thực hiện khi có sự đồng ý của người đại diện và tuỳ vào từng độ tuổi khác nhau mà người này có thể tự mình thực hiện hoặc không.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Nhà ở nêu rõ, một trong các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 có nêu các trường hợp phải được miễm giấy phép xây dựng gồm:
– Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong hoặc mặt ngoài nhưng không tiếp giáp đường có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
– Việc sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sửa chữa, không ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng cũng như yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Như vậy, nếu người dân sinh sống trong chung cư nếu chỉ sơn lại tường, thay đổi thiết kế bên trong của căn hộ mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực của căn hộ… thì không cần phải xin giấy phép xây dựng.