Tự định đoạt là nguyên tắc đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Nguyên tắc này đã được Bộ luật Tố tụng dân sự và văn bản pháp luật quy định cụ thể để đảm bảo việc thực hiện. Thể hiện sự tôn trọng ý chí của phía đương sự. Xác nhận mục tiêu, phạm vi vấn đề cần giải quyết.
Tôi có một câu hỏi mong được công ty tư vấn giúp. Tôi đã nộp đơn xin ly hôn với vợ nhưng trong đơn chỉ nói đến phân chia tài sản. Về con cái chúng tôi không yêu cầu Tòa án phân chia. Tuy nhiên, thực chất hiện tại cả hai vợ chồng đều có mối quan hệ riêng và khá vướng mắcc phân chia quyền nuôi con. Nếu lỡ nộp đơn không yêu cầu thì Tòa án khi xét xử có phân chia quyền nuôi con không? Tôi có thể bổ sung thêm yêu cầu không? Mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư X xin giải đáp thắc mắc bạn đọc gửi đến như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tự định đoạt của đương sự là như thế nào?
Đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung được tòa án giải quyết trong vụ việc dân sự. Có quyền định đoạt quyền lợi của mình khi tham gia vào quá trình tố tụng dân sự. Nếu người có quyền và lợi ích bị xâm phạm nhưng không yêu cầu Tòa giải quyết thì Tòa án không được quyền xét xử. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự căn cứ quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
Quyền tự định đoạt là quyền năng đặc thù của các đương sự. Nguồn gốc từ quyền tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận của chủ thể trong quan hệ dân sự. Bộ luật Dân sự quy định cho phép chủ thể được chủ động thực hiện biện pháp để bảo vệ các quyền dân sự của mình khi bị xâm phạm. Nguyên tắc tự định đoạt trong tố tụng dân sự bắt nguồn từ nguyên tắc trong quan hệ dân sự. Trong đó, quan hệ dân sự được xác lập, thay đổi, chấm dứt trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận. Pháp luật dân sự tôn trọng ý kiến người liên quan, họ tự định đoạt việc sử dụng các quyền dân sự của mình và tự chọn lựa cách thức dùng.
Quy định của nguyên tắc tự định đoạt
Theo khoản 2 Điều 5 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Nguyên tắc tự định đoạt của đương sự được ghi nhận thông qua các điều luật quy định về:
- Quyền quyết định và tự định đoạt trong việc yêu cầu giải quyết vụ việc;
- Quyền quyết định và tự định đoạt đưa ra yêu cầu độc lập, phản tố;
- Quyền quyết định và tự định đoạt trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu;
- Quyền quyết định và tự định đoạt trong việc thoả thuận giải quyết vụ việc;
- Quyền quyết định và tự định đoạt khiếu nại, kháng cáo.
Ví dụ thực tiễn: Trường hợp ly hôn đơn phương xét 3 yếu tố về: Tình cảm chấm dứt quan hệ vợ chồng; Chia tài sản chung; Giành quyền nuôi dưỡng con. Tòa án chỉ xem xét yêu cầu của các bên chưa thể thỏa thuận được. Trường hợp các bên đã tự thỏa thuận đồng ý về việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con. Đơn ly hôn chỉ yêu cầu Tòa phân chia tài sản chung. Như vậy, Tòa án đứng ra giải quyết về vấn đề phân chia tài sản chung và công nhận bản thỏa thuận khác của các bên chứ không xét xử toàn bộ 3 yếu tố của vụ việc.
Ý nghĩa và vai trò của nguyên tắc tự định đoạt
Quyền tự định đoạt của đương sự là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật tố tụng dân sự. Đây là khẳng định pháp luật đã ghi nhận và bảo đảm cho các đương sự có điều kiện tự quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Bên cạnh đó, xác định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự. Trách nhiệm thụ lý và giải quyết vụ việc theo yêu cầu.
Ngoài ra việc hạn chế phạm vi sẽ thu hẹp phần nghĩa vụ tài chính. Ví dụ khi ly hôn không tranh chấp tài sản chung chỉ yêu cầu giải quyết nuôi con. Như vậy, sẽ không phải đóng án phí đối với tài sản tranh chấp. Do đó, đương sự sẽ được giảm nghĩa vụ án phí. Phía cơ quan giải quyết cũng giảm bớt số lượng công việc dư thừa cần giải quyết, đẩy nhanh tiến độ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết về Nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc.
Nếu quý khách hàng đang gặp vấn đề bị xâm phạm quyền, lợi ích của bản thân. Với mong muốn Tòa án thụ lý giải quyết bảo vệ quyền lợi của mình. Hãy liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện và luật sư bảo vệ quyền lợi của bạn thân qua hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
“Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Họ là những người liên quan trong vụ việc đang được Tòa án giải quyết.
Theo khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
“Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn“
Quyền quyết định và tự định đoạt phản tố của bị đơn chỉ được thực hiện khi có những mối ràng buộc nhất định với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Ngoài ra, chỉ được thực hiện tại những thời điểm trong những giai đoạn tố tụng nhất định.
Theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trong đó, không chỉ có nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện mà bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng có quyền này. Trước khi mở phiên Tòa sơ thẩm, đây là quyền tuyệt đối của đương sự. Theo đó việc thay đổi, rút yêu cầu của các đương sự sẽ không bị hạn chế.