Trong tố tụng hình sự, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự dễ có nguy cơ bị xâm hại quyền con người; và có thể bị kết án oan. Không phải bất cứ ở đâu hay lúc nào; các cơ quan tiến hành tố tụng cũng thể hiện được (dựng lại); toàn bộ tình tiết, diễn biến vụ án đã xảy ra đúng hoàn toàn với thực tế. Do vậy, thực tiễn đã chỉ ra rằng; còn nhiều vụ án oan sai xảy ra .
Có oan sai thì tất yếu có vi phạm quyền con người. Để hạn chế đến mức thấp nhất vi phạm quyền con người; pháp luật đặt ra nguyên tắc, trình tự, thủ tục chặt chẽ; buộc các cơ quan, người tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan; phải tuyệt đối tuân thủ. Trong số các nguyên tắc, quy định đó có nguyên tắc suy đoán vô tội. Để hiểu rõ hơn về ” Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam”. Bạn hãy tham khảo nay bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Ở Việt Nam, việc ghi nhận và áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội giúp cho; quá trình tố tụng ngày càng tiến bộ, dân chủ, phù hợp với cải cách tư pháp.
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự; là những tư tưởng chủ đạo cơ bản mang tính xuất phát điểm; bảo đảm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị coi là có tội; khi lỗi của họ chưa được cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh theo trình tự; thủ tục do pháp luật quy định; và chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực.
Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định cụ thể tại (Điều 13 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015):
“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.
Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội
Pháp luật Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng tiến bộ; và ghi nhận suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của BLTTHS; để đảm bảo quyền con người và hoạt động tố tụng hình sự. Suy đoán vô tội là nguyên tắc hiến định; và là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự; được quy định đầy đủ, cụ thể tại Điều 13 BLTTHS năm 2015.
Quy định của BLTTHS năm 2015 Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi; được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định; và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Yêu cầu đầu tiên của nguyên tắc suy đoán vô tội; là yêu cầu về lỗi phải được chứng minh theo trình tự thủ tục đảm bảo việc khởi tố; điều tra, truy tố xét xử là đúng quy định pháp luật. “Bị can, bị cáo phải được coi là vô tội cho tới khi lỗi của bị can, bị cáo đó được chứng minh. Nếu lỗi không được chứng minh, đồng nghĩa với “sự vô tội được chứng minh”.
Thứ hai, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình; mà nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (cơ quan buộc tội, người buộc tội);phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục luật định. Người bị buộc tội được quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình; hoặc buộc phải nhận mình có tội; đồng nghĩa với việc tại phiên tòa bị cáo có quyền im lặng; tức là không có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử.
Để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội; trên cơ sở đó truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự; để đưa ra một trong các quyết định khởi tố, điều tra, truy tố; thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm chứng minh và xác định rõ ràng các căn cứ; được cho là có tội được quy định trong Bộ luật Hình sự; phải đảm bảo xem xét các tình tiết vụ án một cách khách quan, đầy đủ. Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kết tội người đó.
Thứ ba, khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội; kết tội theo quy định của BLTTHS; thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận (ra quyết định) trả tự do; hoặc tuyên bố người bị buộc tội không phạm tội.
Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi sự buộc tội phải dựa trên những chứng cứ xác thực; không còn nghi ngờ. Mọi sự nghi ngờ đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đều phải được kiểm tra; chứng minh làm rõ. Nếu không chứng minh làm rõ được sự nghi ngờ; thì sự nghi ngờ đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải được giải thích theo hướng có lợi cho họ.
Vai trò của Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam có vai trò như sau:
Xác định sự thật khách quan. Nguyên tắc suy đoán vô tội còn đòi hỏi hoạt động đánh giá chứng cứ phải toàn diện và đầy đủ; phải bám sát vào các vấn đề cần phải chứng minh quy định tại điều 85 BLTTHS 2015; phải xem xét cả mặt buộc tội và gỡ tội, không được thiên về mặt nào.
Bảo đảm quyền con người. Suy đoán vô tội không chỉ đáp ứng yêu cầu chứng minh; mà còn bảo vệ được quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Hoạt động TTHS bao gồm hai nhiệm vụ. Trước hết, nó là hoạt động bảo vệ xã hội chống lại hành vi xâm hại từ phía tội phạm; và bảo vệ cá nhân người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con người từ phía công quyền.
Bảo đảm công lý. Nguyên tắc suy đoán vô tội là sự thừa nhận chính thức của xã hội; thông qua các quy tắc pháp lý, về việc một người bị tình nghi phạm tội được coi là ngoại phạm. Chừng nào các bằng chứng rành rành chống lại người này chưa được cơ quan có thẩm quyền lôi ra ánh sáng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Đánh giá hai phương pháp tính thuế GTGT ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền. Hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- CMND còn hạn sử dụng có cần đổi CCCD không
- Bao lâu thì hết hạn đòi nợ?
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 14 Luật tổ chức toà án nhân dân cũng có quy định tương tự.
Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc này với nội dung sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật.“
– Bảo vệ được quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo, phòng chống oan sai.
– Nguyên tắc suy đoán vô tội bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đặt ra yêu cầu cao hơn cho những người tiến hành tố tụng trong việc chứng minh tội phạm: cơ quan tư pháp, điều tra có trách nhiệm phải tìm được bằng chứng chứng minh vô tội song song với việc tìm bằng chứng chứng minh có tội.
– Suy đoán vô tội có nội dung quan trọng và trọng tâm là bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phản ánh bản chất nhân văn, nhân đạo của pháp luật dân chủ và pháp quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, loại trừ việc buộc tội và kết án thiếu căn cứ
Ở Việt Nam, ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị, thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội nói riêng. Điều 10 Bộ luật TTHS năm 1988 quy định: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”.