Người muốn nhận con nuôi phải đáp ứng được rất nhiều điều kiện. Ví dụ như người nhận nuôi phải có tư cách đạo đức tốt. Điều kiện này rất có ý nghĩa vì tư cách đạo đức của cha mẹ nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Do trên thực tế, nhiều người nhận nuôi con nuôi đã không thực hiện trách nhiệm làm cha làm mẹ, phân biệt giữa con nuôi – con đẻ dẫn tới hành vi ngược đãi con nuôi hoặc tạo không khí nặng nề trong gia đình có trường hợp hoàn cảnh kinh tế khó khăn không đảm bảo được việc chăm sóc con cái. Vậy người từng đi tù có được nhận con nuôi hay không?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn
Nuôi con nuôi là gì?
Căn cứ theo quy định Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định:
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi. Trong đó, mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi được tạo nên sau khi hai bên thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 đã đưa ra khái niệm con nuôi và cha mẹ nuôi.
Theo đó: “ Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”. Và “ cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi; sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”.
Người từng đi tù có được nhận con nuôi hay không?
Điều kiện chung đối với người nhận con nuôi trong các trường hợp được quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010:
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Như vậy, người chưa được xóa án tích về tội có ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác thì không được nhận nuôi con nuôi. Do đó nếu người này đã được xóa án tích với một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em thì có thể nhận con nuôi.
Tại sao người nhận nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?
Theo Điều 16 BLDS 2015: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.”. Do đó, người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đủ hai điều kiện: từ đủ 18 tuổi trở lên; không phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự (bị mắc các bệnh không thể nhận thức; không làm chủ được hành vi của mình; bị tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự) và không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (người nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình; bị tòa án quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự).
Quy định này đảm bảo sự thể hiện ý chí tự nguyện của người nhận nuôi con nuôi cũng như khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc; giáo dục con nuôi của cha mẹ nuôi. Nếu người nhận nuôi con nuôi không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, mất; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không nhận thức được trách nhiệm làm cha, mẹ của họ.
Mặt khác, Luật Nuôi con nuôi 2010 cũng quy định rõ việc cấm ông bà nhận cháu làm con nuôi; cấm anh chị em ruột nhận nhau làm con nuôi tránh sự đảo lộn thứ bậc trong gia đình; ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, đạo đức truyền thống của dân tộc.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Người từng đi tù có được nhận con nuôi hay không?
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chồng nhận nuôi con nuôi có cần hỏi ý kiến vợ không?
- Người nước ngoài có được nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam không?
- 20 tuổi có được nhận nuôi con nuôi không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Người từng đi tù có được nhận con nuôi hay không?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi:
“Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng”. Quy định này chỉ cho phép một người độc thân hoặc cả hai người là vợ chồng nhận con nuôi.
Kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi, người được nuôi trở thành con nuôi của người nuôi và gọi người sau này là cha (mẹ) nuôi. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình: cha mẹ có quyền và nghĩa vụ.
Người được nhận làm con nuôi trong Luật Nuôi con nuôi 2010 là trẻ em dưới 16 tuổi. Trẻ em dưới 16 tuổi là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ, họ chưa nhận thức được đầy đủ hành vi của mình, việc thiết lập quan hệ nuôi con nuôi sẽ được đảm bảo cho người con nuôi có được sự giám hộ của cha mẹ nuôi.