Xin chào Luật Sư và mọi người. Sắp tới tôi muốn đăng ký kinh doanh vận tải hàng hóa, tôi có thắc mắc rằng: người trực tiếp kinh doanh vận tải cần phải chứng chỉ gì hay không? Kinh doanh vận tải cần phải đáp ứng điều kiện gì không? Mong nhận được sự giúp đỡ từ Luật Sư cùng với mọi người. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Chứng chỉ là gì ?
Chứng chỉ được hiểu là văn bằng chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục hoặc cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài.
Ta có thể hiểu chứng chỉ là giấy tờ hành nghề do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng các công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân của người được cấp không có mục đích cho phép được hành nghề.
Ví dụ: Trong lĩnh vực nông nghiệp có chứng chỉ kiểm dịch thực vật là văn bằng chính thức mang tính chất bắt buộc đối với lô hàng thực vật được đưa từ nơi này qua nơi khác do cơ quan Kiểm dịch thực vật Nhà nước cấp.
Người trực tiếp kinh doanh vận tải có cần chứng chỉ hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 64 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về hoạt động vận tải đường bộ như sau:
2. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.
Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Luật này quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
…
d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp; hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Căn cứ Khoản 13 Điều 3 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT; giải thích về người có trình độ chuyên môn về vận tải như sau:
13. Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải; hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên.
Như vậy, bạn muốn trở thành người điều hành hoạt động vận tải hàng hóa; thì bạn cần phải có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải; hoặc có bằng trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên.
Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ Khoản 9 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT quy định về quyền hạn; và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa như sau:
1. Thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều 14; Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này.
2. Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4; và Điều 5 của Thông tư này. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ phải có bộ phận quản lý; theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này; thực hiện các quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ; xe đầu kéo phải thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 13 của Thông tư này.
4. Trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe của đơn vị mình để thực hiện vận chuyển hàng hoá theo một trong các hình thức sau:
a) Thông qua phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải;
b) Thông qua Hợp đồng vận chuyển;
c) Thông qua Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).
5. Quyết định giá cước vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị.
…
Hiện nay có các hình thức kinh doanh vận tải ô tô nào?
Theo quy định tại Khoản 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP; các hình thức kinh doanh vận tải ô tô phổ biến hiện nay là:
– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định (thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử);
– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;
– Vận tải trung chuyển hành khách.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
STT | Tài liệu |
1 | Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP |
2 | Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải |
3 | Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử) |
Đối với hộ kinh doanh
STT | Tài liệu |
1 | Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP |
2 | Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. |
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “ Người trực tiếp kinh doanh vận tải có cần chứng chỉ hay không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, dịch vụ công chứng tại nhà…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch bị xử lý như thế nào?
- Huỷ hoại giấy tờ về quốc tịch bị xử lý như thế nào?
- Xe tang có quyền vượt qua không?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải đáp ứng điều kiện gì?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đơn vị nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.
– 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo cho đơn vị trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
– Lệ phí giải quyết sẽ do UBND tỉnh quyết định, thông thường là 200.000 đồng (Thông tư 85/2019/TT-BTC)
Theo khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định sẽ bị phạt tiền như sau:
– Từ 07 – 10 triệu đồng đồng đối với cá nhân;
– Từ 14 – 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.