Nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là thuê nhà tại những thành phố lớn, khu dân cư; những năm gần đây ngày càng có xu hướng gia tăng. Nhận biết được các nhu cầu này, có không ít người đã thuê lại các căn nhà; của người khác để cho thuê, với mong muốn kiếm lời. Tuy nhiên, thực tế vì còn thiếu kinh nghiệm; mà có rất nhiều người đã tự ý cho thuê lại nhà; mà không hỏi ý kiến chủ sở hữu đôi khi dẫn đến rất nhiều các tranh chấp. Câu hỏi đặt ra liệu người thuê nhà có được tự ý cho thuê lại nhà đã thuê ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này, qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bên thuê nhà, có quyền tự ý cho người khác thuê lại nhà đã thuê không ?
Người thuê nhà có được tự ý cho người khác thuê lại nhà đã thuê không ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải tìm hiểu các quy định của luật dân sự về hợp đồng cho thuê tài sản, cụ thể như sau:
Tại điều 472 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau:
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê”.
Trong đó, hợp đồng thuê nhà cũng là một dạng của hợp đồng thuê tài sản. Bên thuê nhà, có nghĩa vụ trả tiền và có quyền sử dụng theo đúng công dụng; mục đích đã thỏa thuận. Bên cho thuê có nghĩa vụ giao nhà, bảo đảm giá trị sử dụng; của nhà cho thuê và có quyền được nhận tiền thuê nhà, ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận thêm các điều khoản khác; trong hợp đồng không trái với quy định của pháp luật.
Tại điều 475 Bộ luật dân sự quy định về quyền của người thuê tài sản; trong đó có quy định như sau:
Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý
Theo quy định trên, bên thuê nhà có quyền cho thuê lại nhà đang thuê; nếu được sự đồng ý của chủ nhà. Trường hợp, tự ý cho thuê lại nhà đã thuê; mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu thì đó là hành vi vi phạm hợp đồng.
Vi phạm hợp đồng cho thuê nhà, người tự ý cho thuê lại nhà đã thuê có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng
Theo điểm đ khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014; về đơn phương chấm dứt việc thuê nhà như sau:
Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
Như vậy, khi biết bên thuê cho thuê lại nhà mà không có sự đồng ý của mình thì chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở hoặc tiếp tục cho chính người đang thuê thuê nhà ở của mình.
Tuy nhiên, trong trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà; do bên thuê nhà tự ý cho cho thuê lại nhà, thì phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác…
Ngoài ra, theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015; quy định thỏa thuận phạt vi phạm: “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng; theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm…”.
Theo đó, nếu trong hợp đồng thuê nhà có quy định về thỏa thuận; phạt vi phạm hợp đồng (vi phạm quy định về tự ý cho thuê lại nhà đang thuê); thì bên vi phạm phải trả cho bên kia số tiền theo mức phạt đã thỏa thuận khi ký kết hợp đồng thuê. Tuy nhiên, việc phạt vi phạm này; chỉ áp dụng trong trường hợp, các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.
Có thể bạn quan tâm
Những điều cần chú ý khi ký kết hợp đồng thuê nhà
Người thuê nhà và bên cho thuê khi lập hợp đồng cần nêu rõ các điều khoản về trách nhiệm sửa chữa; điều chỉnh giá thuê, yêu cầu bồi thường,…; nhằm tránh phát sinh những rủi ro không đáng có.
Điều 121 Luật Nhà ở 2014 đã quy định rất rõ về các thành phần trong hợp đồng thuê nhà ở. Do đó; các bên khi thuê; hoặc cho thuê nhà phải lập hợp đồng; bằng văn bản và đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định của luật.
Trong hợp đồng cho thuê nhà ở phải có thông tin đầy đủ của bên thuê và cho thuê; mô tả đặc điểm nhà cho thuê: diện tích sử dụng chung, riêng, mục đích sử dụng…; giá thuê; thời hạn thuê; phương thức thanh toán; thời gian giao nhận nhà; phương thức bảo trì, sửa chữa nhà.
Hợp đồng phải làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên; các cam kết và thỏa thuận khác; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; ngày, tháng, năm ký kết; chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên; nếu là tổ chức, phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Khi lập hợp đồng; chủ nhà cần cung cấp cho bên thuê một số giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở; để từ đó đảm bảo an toàn cho người thuê nhà. Hai bên không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế; các bên nên và cần thực hiện công chứng, chứng thực để đảm bảo tính pháp lý.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Người thuê nhà có được tự ý cho thuê lại nhà đã thuê ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Nếu người thuê chậm trả tài sản thuê so với thời gian ký trong hợp đồng; chủ nhà có thể yêu cầu trả lại tài sản và tiền thuê trong thời gian phát sinh. Nếu có thỏa thuận; người thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê
Người thuê nhà cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chủ nhà tăng giá một cách bất hợp lý; mà không thông báo cho người thuê biết trước theo thỏa thuận. Trường hợp chủ nhà không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng hoặc vì lợi ích của người thứ ba mà hạn chế quyền sử dụng; người thuê cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.