Di chúc thể là văn bản thể hiện ý chí của người để lại thừa kế; đây cũng là cơ sở đầu tiên để hình thành quan hệ thừa kế. Bên cạnh đó; pháp luật nước ta còn quy định những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. Đó là những ai? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Suất của một người thừa kế theo pháp luật là gì?
Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật dân sự 2015; người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kếp; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; giao nghĩa vụ cho người thừa kế…
Có thể thấy; việc để lại di sản của mình cho ai hoàn toàn là quyền của người lập di chúc; không ai có thể can thiệp cũng như hạn chế quyền này của người lập di chúc.
Người thừa kế theo pháp luật được chia thành các hàng thừa kế gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột; chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội; cụ ngoại.
Đặc biệt; khoản 2, khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ:
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Khoản 2, Khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015
Do đó, suất của một người thừa kế là phần di sản; mà một người thừa kế ở các hàng thừa kế nêu trên được hưởng khi di sản của một người được chia theo pháp luật trong trường hợp:
Các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật:
- Không có di chúc, di chúc không hợp pháp;
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, để xác định suất của một người thừa kế theo pháp luật, phải biết được tổng giá trị di sản thừa kế mà một người để lại, số lượng người thừa kế được hưởng di sản thừa kế đó. Khi đó, công thức tính suất của một người thừa kế theo pháp luật như sau:
Suất của một người thừa kế theo pháp luật = Tổng giá trị di sản thừa kế / số người hưởng di sản thừa kế hợp pháp
Căn cứ xác định đối tượng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc
Theo quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 :
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.
Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015.
Những người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất được hiểu; là người thừa kế có tên trong hàng đó và có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất là những người thừa kế có quyền hưởng di sản.
Nếu người có tên trong hàng thừa kế thứ nhất; ( theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015) ; nhưng đã từ chối quyền hưởng di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo;(quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 ) thì bị loại khỏi hàng thừa kế.
Cách tính hai phần ba của một suất thừa kế chia theo pháp luật:
Như đã phân tích ở trên; Điều 644 Bộ luật Dân sự nêu rõ, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động; vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật; nếu di sản chia theo pháp luật một trong hai trường hợp:
- Những đối tượng trên không được người lập di chúc cho hưởng di sản;
- Những đối tượng trên chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất trong di chúc.
Căn cứ cách tính suất của một người thừa kế theo pháp luật; đã nêu ở trên thì con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động được hưởng di sản thừa kế như sau:
Di sản được hưởng = 2/3 x (Tổng giá trị di sản thừa kế / số người hưởng di sản thừa kế hợp pháp)
Trong đó:
Tổng giá trị di sản thừa kế
Là phần giá trị di sản thừa kế còn lại; sau khi đã thanh toán các khoản chi phí liên quan đến thừa kế ; theo thứ tự nêu tại Điều 658 Bộ luật dân sự 2015:
- Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
- Chi phí cho việc bảo quản di sản;
- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
- Tiền công lao động;
- Tiền bồi thường thiệt hại;
- Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;
- Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân;
- Tiền phạt;
- Các chi phí khác.
Số người hưởng di sản thừa kế hợp pháp; : Là người thừa kế trong cùng hàng thừa kế thứ nhất ; hoặc hàng thừa kế thứ hai hoặc hàng thừa kế thứ ba; (trừ người từ chối nhận di sản thừa kế ; người không được quyền hưởng di sản theo khoản 2 Điều 644 Bộ luật Dân sự); nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết; không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ý nghĩa của việc quy định người thừa kế không phụ thuộc vào pháp luật.
Như đã đề cập ngay từ đầu việc quy định; những đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc; là đi trái với ý nguyện của người để lại di chúc. Vậy việc luật quy định như vậy nhằm mục đích gì?
Nhằm bảo vệ quyền; lợi ích của những người của người là đối tượng của Điều 644 Bộ luật dân sự 2015
Trong trường hợp người có tài sản định đoạt trong di chúc không cho họ hưởng di sản; chỉ cho hưởng một phần di sản ít hơn hai phần ba của một suất thừa kế được chia theo pháp luật; thì mỗi người trong số họ vẫn được hưởng phần di sản; bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên; những người nói trên không phải là người từ chối nhận di sản ( theo quy định tại Điều 620Bộ luật dân sự 2015);
họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015;
Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định;
quyền hưởng di sản của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc luôn được bảo đảm thực hiện.
Theo đó; quyền thừa kế của người vợ goá; đã được pháp luật thừa kế bảo vệ ngang hàng với những người có quan hệ huyết thống trực hệ khác của người để lại di sản. Quan hệ hôn nhân theo đó được coi trọng bình đẳng với quan hệ huyết thống. Đây là quy định mang tính cách mạng; khác với pháp luật của chế độ thực dân, phong kiến trước đây chỉ coi trọng quan hệ huyết thống; còn quan hệ hôn nhân chỉ được đặt ở vị trí thứ yếu; mà quyền thừa kế của người vợ goá không được coi trọng.
Không thừa nhận di chúc của cá nhân định đoạt tài sản cho gia súc; gia cầm, cây cối được thừa kế.
- Theo pháp luật thừa kế Việt Nam’; người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản cho bất kỳ ai; người thuộc diện thừa kế theo pháp luật; người khác ngoài những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật; có quyền cho tổ chức; cho nhà nước hưởng di sản của mình. Tuy nhiên; pháp luật không thừa nhận di chúc của cá nhân định đoạt tài sản cho gia súc; gia cầm, cây cối được thừa kế.
Quan hệ thừa kế là quan hệ pháp luật dân sự điển hình; quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ này được xác định rõ; là quyền định đoạt của người có tài sản trong việc lập di chúc hay không lập di chúc; quyền tự định đoạt trong quan hệ thừa kế của những người thừa kế là – có quyền nhận di sản; từ chối quyền hưởng di sản trừ trường hợp sự từ chối đó nhằm trốn tránh việc; thực hiện nghĩa vụ tài sản của bản thân đối với người khác là chủ nợ (Điều 620 Bộ luật dân sự 2015).
Xem thêm: Những trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào di chúc:
https://lsx.vn/nhung-truong-hop-thua-ke-khong-phu-thuoc-vao-noi-dung-di-chuc/
Theo Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015; người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào pháp luật gồm:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.
Tổng giá trị di sản thừa kế: Là phần giá trị di sản thừa kế còn lại sau khi đã thanh toán các khoản chi phí liên quan đến thừa kế theo thứ tự nêu tại Điều 658 Bộ luật dân sự 2015:
– Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
– Chi phí cho việc bảo quản di sản;
– Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
– Tiền công lao động;
– Tiền bồi thường thiệt hại;
– Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;
– Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân;
– Tiền phạt;
– Các chi phí khác.