Xin chào Luật sư. Em là sinh viên mới ra trường, em tốt nghiệp chuyên ngành du lịch. Hiện tại, em muốn khởi nghiệp bằng cách kinh doanh dịch vụ lữ hành. Tuy nhiên, em vẫn chưa hiểu rõ người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành cần điều kiện gì? cũng như tất cả các vấn đề khác xoay quanh vấn đề này. Vì vậy, em rất mong được luật sư tư vấn pháp luật tận tình cho em để em có thể thực hiện mong muốn của mình. Em rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư. Em xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?. Mời bạn cùng đón đọc.
- Luật du lịch 2017
- Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL hướng dẫn Luật Du lịch
Nội dung tư vấn
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL về hướng dẫn Luật Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thì nội dung quy định về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
“Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.”
Chuyên ngành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?
Người kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL, chuyên ngành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định cụ thể như sau:
“2. Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch bao gồm một trong các chuyên ngành sau:
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch.”
Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là gì?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017 có quy định như sau:
“2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.”
Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế gồm những gì?
Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách dịch vụ lữ hành.
Bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế thông qua nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm:
“2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm:
a) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp; giao lưu văn hóa quốc tế;
b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
c) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.”
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới đăng ký nhãn hiệu thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Kinh doanh du lịch nói chung bao gồm 5 lĩnh vực, loại hình như sau:
– Kinh doanh du lịch lữ hành bao gồm: lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế;
– Kinh doanh lưu trú du lịch;
– Kinh doanh ăn uống;
– Kinh doanh vận chuyển du lịch;
– Kinh doanh dịch vụ bổ sung, chẳng hạn các hoạt động vui chơi, giải trí, triển lãm, hỗ trợ đăng ký visa, vé máy bay và các dịch vụ hỗ trợ trong thời gian khách lưu trú khác…
Khi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì có thể thực hiện:
– Phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
– Phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài và phục vụ khách du lịch nội địa, trừ trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong các trường hợp sau đây:
– Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép;
– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép.