Thưa Luật sư, con trai tôi năm nay 20 tuổi bị kết án 7 năm tù vì tội cướp tài sản, thương con trai tôi muốn chạy tiền cho cháu để cháu được miễn trách nhiệm hình sự có được không có được không? Mong Luật sư giải đáp.
Hành vi nhận quà tặng giá trị lớn không được xem là trái pháp luật, nên dễ dàng để cho tội phạm lợi dụng vào đó để thực hiện hành vi phạm tội nhưng lại mang vỏ bọc hợp pháp. Cần thiết đề xuất tội phạm hóa hành vi nhận quà tặng giá trị lớn đối với những người có chức vụ, quyền hạn nhằm để tránh hành vi “lách luật” đối với tội nhận hối lộ. Đưa hối lộ là hành vi xâm phạm trật tự quản lý nhà nước được Bộ luật hình sự quy định cụ thể về các yếu tố cấu thành, hình phạt. Vậy người phạm tội đưa hối lộ có thể được miễn trách nhiệm hình sự Trong bài viết này, Luật sư X sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc.
Tội đưa hối lộ là gì?
Hối lộ thường được nhắc đến trong tình huống một người hoặc một tổ chức đưa/cung cấp các lợi ích cho một người có quyền hạn Nhà nước để gây ảnh hưởng đối với người có quyền hạn đó (ví dụ khiến người đó lạm dụng quyền lực Nhà nước để mang lại lợi ích cho người đưa hối lộ). Pháp luật nghiêm cấm cả hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ.
Hành vi làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa hối lộ có thể là hành vi trái pháp luật hoặc hành vi không trái pháp luật nhưng các hành vi đó đều được thực hiện trên cơ sở lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Dù điều luật đã quy định một cách chặt chẽ, tuy nhiên, trên thực tế, hành vi nhận hối lộ ít khi được thực hiện một cách thuần túy như nhận tiền hoặc tài sản trao tay hoặc nhận thù lao mà hành vi nhận hối lộ lại được thực hiện một cách rất tinh vi, kín kẽ.
Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“ 1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Hành vi của người phạm tội đưa hối lộ bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 364 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì tùy theo trường hợp mà có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù đến 20 năm.
Cụ thể, người phạm tội bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm trong trường hợp: Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng; Lợi ích phi vật chất.
Bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội hai lần trở lên; hoặc của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng thì bị phạt tù từ bảy năm đến 12 năm.
– Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỉ đồng trở lên thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Như vậy, người phạm tội đưa hối lộ sẽ không được được miễn trách nhiệm hình sự. Ngược lại, hành vi trên có thể được coi là tình tiết tăng nặng dẫn đến việc tăng mức phạt tù. Vậy nên, người phạm tội hãy tuân thủ thật tốt quy định của pháp luật để cải tạo tốt.
Hành vi nhận hối lộ của những người có liên quan bị xử phạt ra sao?
Theo Điều 354 BLHS 2015, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì có thể bị phạt tù với mức thấp nhất là hai năm, mức cao nhất là tử hình.
Cụ thể, bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc lợi ích phi vật chất.
Bị phạt tù từ bảy năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỉ đồng đến dưới 3 tỉ đồng; Phạm tội hai lần trở lên; Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng.
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3 tỉ đồng đến dưới 5 tỉ đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỉ đồng trở lên
+ Gây thiệt hại về tài sản 5 tỉ đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người phạm tội đưa hối lộ không những không được miễn trách nhiệm hình sự mà người nhận hối lộ có khả năng cũng phải đối mặt với trách nhiệm hình sự đối với hành vi nhận hối lộ của mình.
Của hối lộ được xử lý như thế nào trong trường hợp truy tố hình sự?
Theo luật định, người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm. Trong hầu hết các trường hợp sẽ là:
Người bị ép buộc đưa hối lộ nhưng không chủ động khai báo: Trong trường hợp này, người đó có thể được coi là đồng ý với hành vi hối lộ và do đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Của hối lộ cũng sẽ bị tịch thu.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác: Người đó có thể được hoặc không được miễn trách nhiệm hình sự, và của hối lộ có thể được hoặc không được trả lại, tùy thuộc vào sự xem xét của tòa án trong từng trường hợp cụ thể.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Người phạm tội đưa hối lộ có thể được miễn trách nhiệm hình sự”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm dừng công ty; giải thể công ty, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Môi giới hối lộ là gì? Quy định của pháp luật về môi giới hối lộ.
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ sẽ bị phạt như thế nào?
- Nhận hối lộ có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
Câu hỏi thường gặp
Có 02 điều cần lưu ý:
Đảm bảo giá trị của món quà là phù hợp: Nếu bạn tặng một món quà có giá trị rất cao (ví dụ như ô tô, nhà,…) cho một cán bộ Nhà nước, thì sẽ dấy lên nghi ngờ và thậm chí có thể khiến người tặng quà bị điều tra.
Cân nhắc tặng quà chung cho một cơ quan Nhà nước thay vì tặng riêng cho một cán bộ Nhà nước: Tặng quà cho cả cơ quan thay vì một cá nhân thể hiện sự minh bạch trong hành động của người tặng quà và ít có khả năng gây nghi ngờ.
Có thể, bởi vì tặng quà mà không có ý định đòi hỏi bất kỳ sự đền đáp nào sẽ không bị coi là hối lộ. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc tặng quà và đưa hối lộ là rất mong manh. Sau khi nhận được món quà tặng, cán bộ Nhà nước có thể cố gắng giúp đỡ người tặng quà, và điều này có thể dấy lên nghi ngờ rằng người tặng quà đã cố tình nhắm tới việc gây ảnh hưởng đến cán bộ Nhà nước đó.
Không. Của hối lộ có thể là tiền hoặc các lợi ích vật chất khác như bất động sản, ô tô,… hoặc các lợi ích phi vật chất như cơ hội thăng tiến,…