Xin chào Luật sư X, tôi là Hoàng Hiền, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Tôi có quen một người bạn nước ngoài tên là Anna, cô ấy sinh sống tại Singapore. Chúng tôi quen nhau qua một ứng dụng mạng, tháng trước cô ấy có hẹn tôi rằng sẽ sang Việt Nam chơi 01 tháng. Đến gần ngày về, Anna đã làm mất hộ chiếu, cô ấy không nhớ đã để hộ chiếu của mình ở đâu. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Đối với trường hợp của Anna khi mất hộ chiếu tại Việt Nam cần phải làm gì? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Người nước ngoài mất hộ chiếu tại Việt Nam cần phải làm gì?, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm người nước ngoài là gì?
Theo Khoản 1, Điều 3 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định: “Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”.
– Theo đó, người nước ngoài là một trong những chủ thể thuộc các trường hợp sau:
+ Mang quốc tịch nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam
+ Không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam
– Những giáy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Hộ chiếu là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, điều 2, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định về khái niệm hộ chiếu như sau:
“Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân”
Như vậy, theo quy định này ta có thể hiểu rằng hộ chiếu là một giấy tờ rất quan trọng dùng để chứng minh về nhân thân và quốc tịch của công dân Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh do các cơ quan có thẩm quyền cấp.
Một cuốn sổ hộ chiếu sẽ bao gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại…
Hồ sơ xin cấp lại hộ chiếu gồm những gì?
Người nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ sau để xin cấp lại hộ chiếu:
- Cuốn sổ hộ chiếu mới mà người nước ngoài vừa được cấp
- Công văn của bên cơ quan Đại sứ quán/Lãnh sứ của người nước ngoài được gửi đến Cục xuất nhập cảnh Việt Nam về việc xin cấp mới visa cho người nước ngoài.
- Công văn nhập cảnh của người nước ngoài hoặc là hình ảnh visa cũ đã mất.
Người nước ngoài mất hộ chiếu tại Việt Nam cần phải làm gì?
Bước 1: Người nước ngoài cần làm ngay đơn trình bày mất hộ chiếu gửi đến công an địa phương nơi mất hộ chiếu hoặc nơi đăng ký tạm trú. Trong đơn nêu rõ thông tin trên hộ chiếu như: tên tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, cơ quan cấp thị thực.
Bước 2: Người nước ngoài cần liên hệ với cơ quan đại diện lãnh sự của quốc gia mà người nước ngoài mang quốc tịch để xin cấp giấy thông hành hoặc hộ chiếu mới và đề nghị Cơ quan đại diện lãnh sự có công hàm thông báo hủy hộ chiếu đã mất, đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam cấp lại thị thực xuất cảnh cho ông/bà.
Nếu quốc gia mà người nước ngoài mang quốc tịch không có cơ quan đại diện tại Việt Nam, người nước ngoài phải liên lạc với cơ quan đại diện ngoại giao của của nước đó tại nước thứ ba để xin các giấy tờ cần thiết nói trên.
Bước 3: Người nước ngoài cần phải nộp hồ sơ (gồm công hàm của cơ quan đại diện lãnh sự, đơn cớ mất có xác nhận của Công an địa phương và giấy thông hành hoặc hộ chiếu mới) cho Cục Quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ Công an, kèm theo bản khai theo mẫu của Bộ Công an để xin cấp thị thực mới.
Phí cấp lại hộ chiếu thông thường là: 200.000 VND.
Thời hạn giải quyết việc cấp lại hộ chiếu
+ Hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: giải quyết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Hồ sơ nộp khi cần hộ chiếu gấp thì giải quyết sớm nhất theo thời hạn nêu trên.
Lưu ý: Nếu ngày làm việc trùng hoặc liền với ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ, Tết thời hạn giải quyết được cộng thêm số ngày nghỉ đó.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ làm hộ chiếu đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Người nước ngoài mất hộ chiếu tại Việt Nam cần phải làm gì?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất năm 2023
- Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa quy định thế nào?
- Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài từ cơ quan nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, có 03 loại hộ chiếu gồm:
– Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG): Cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh; được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.
– Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV): được cấp cho đối tượng thuộc Điều 9 Luật Xuất nhập cảnh như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội… được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.
– Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT): cấp cho công dân Việt Nam.
– Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú cấp hộ chiếu theo yêu cầu.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an có thể cấp trong trường hợp yêu cầu cấp lại, sửa đổi, bổ sung, trong tình thế cấp thiết ngoài việc cấp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú ra.
Theo quy định của chính phủ Việt Nam, trường hợp Ở quá hạn vì bị mất giấy tờ ở Việt Nam có thể phải chịu các chế tài sau:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng hoặc có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam đối với hành vi đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu.
– Phạt tiền 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam nếu cố tình vi phạm với thời gian dài.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Lưu ý: Mức độ xử phạt tùy thuộc vào thời gian, lý do bị quá hạn và các nguyên nhân liên quan khác.