Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Hà Trần, tôi có quen một nhóm bạn người nước ngoài quốc tịch Mỹ. Sắp tới họ sẽ có chuyến du lịch Việt Nam khoảng vài tuần, đây là một chuyến đi khá dài nên họ muốn mang theo một số tiền mặt khá lớn. Tuy nhiên họ không rõ lắm về quy định pháp luật Việt Nam và có nhờ tôi tìm hiểu giúp đối với những người nước ngoài vào Việt Nam thì tối thiểu tối đa được mang bao nhiêu tiền? Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi người nước ngoài được mang bao nhiêu tiền vào Việt Nam không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Người nước ngoài được mang bao nhiêu tiền vào Việt Nam?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- Thông tư 15/2011/TT-NHNN
Những đối tượng nào được xem là người nước ngoài?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau: “Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”.
Như vậy, người nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam bao gồm người mang quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch.
Người nước ngoài đến Việt Nam du lịch được cấp thị thực loại nào và có thời hạn bao lâu?
Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Căn cứ khoản 17 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 cho biết thị thực có ký hiệu DL sẽ cấp cho người vào du lịch.
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì thị thực có ký hiệu DL có thời hạn là không quá 03 tháng. Tuy nhiên thị thực có thể có giá trị một lần hoặc nhiều lần trừ thị thực điện tử nên trường hợp muốn ở lại hơn 03 tháng thì có thể gia hạn.
Người nước ngoài được mang bao nhiêu tiền vào Việt Nam?
Theo Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
– 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
– 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối, cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu như trên không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Ngoài quy định trên, hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định khác giới hạn số tiền được mang theo khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu mang theo số tiền mặt trên 5.000 USD hoặc các ngoại tệ khác có giá trị tương đương hoặc trên 15 triệu đồng nhập cảnh vào Việt Nam thì bắt buộc phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Mang theo ngoại tệ xuất ngoại, cần xuất trình giấy tờ gì?
Cũng theo Thông tư 15/2011/TT-NHNN tại Điều 3 thì cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định nêu trên hoặc vượt số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu:
– Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc
– Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất, không cần xuất trình có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép.
Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh.
Nếu người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu… không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt theo quy định tại khoản Điều 10 Nghị định 128/2020/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam;
– Phạt tiền từ 5 – 15 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Việt Nam;
– Phạt tiền từ 15 – 25 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
– Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Người nước ngoài được mang bao nhiêu tiền vào Việt Nam?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề: trích lục khai sinh bản gốc như thế nào,…của bạn. Ngoài ra nếu có những vấn đề, câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,… chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm
- Trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài như thế nào?
- Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam có phải nộp thuế không?
- Bảo hiểm xã hội 1 lần cho người nước ngoài như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 15/2011/TT-NHNN về gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân như sau:
Cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt có nhu cầu gửi số ngoại tệ này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định sau:
1. Cá nhân xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào. Khi thực hiện giao dịch cho khách hàng, tổ chức tín dụng được phép đóng dấu xác nhận số ngoại tệ đã nộp vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ trên bản chính Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh, đồng thời lưu giữ 01 bản sao Tờ khai.
2. Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho cá nhân gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày khi trên Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh.”
Cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt có nhu cầu gửi số ngoại tệ này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định nêu trên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN như sau:
“2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.”
Theo đó, cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
Căn cứ Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (Được bổ sung bởi Điểm b Khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019) quy định về điều kiện cấp thị thực như sau:
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này .
3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
5. Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này