Xin chào Luật sư X, tôi là người Mỹ định cư ở Việt Nam đã 4 năm và có gia đình ở đây, tuy nhiên gia đình tôi đang có ý định quay về Mỹ sinh sống. Hiện tại tôi có một căn hộ muốn chuyển nhượng lại cho người Việt Nam thì có được không? Nếu người nước ngoài muốn chuyển nhượng căn hộ cho người Việt Nam thì cần phải lưu ý các quy định gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật Nhà ở 2014
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP
Người nước ngoài có được sở hữu nhà căn hộ Việt Nam không?
Căn cứ Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, như sau:
- Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Người nước ngoài sở hữu căn hộ tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện nào?
Người nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 160 Luật Nhà ở 2014 như sau:
- Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Chuyển nhượng là gì?
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hành vi pháp lý của các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chuyển giao quyền và nghĩa vụ liên quan cho chủ thể khác. Chủ thể được nhận chuyển nhượng phải trả tiền cho bên chuyển nhượng.
Đối tượng của việc chuyển nhượng bao gồm quyền sử dụng (QSD) đất, quyền sở hữu nhà ở (QSH) nhà ở, công trình xây dựng, vật, các quyền gắn liền với QSD đất đó. Bao gồm:
Điều 4, luật đất đai 2018, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện quản lý. Theo điều luật bất động sản, nhà nước trao quyền cho người dân thông qua việc giao đất và cho thuê đất bằng các văn bản pháp luật hay dưới hình thức là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trong đó, nhà ở là các công trình xây dựng nhằm mục đích để ở, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình. Bao gồm nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư, nhà liền kề. Tài sản gắn liền với đất như cây lâu năm, giếng nước, tường, hàng rào hay quyền với bất động sản liền kề…
Người nước ngoài có được chuyển nhượng căn hộ cho người Việt Nam?
Theo quy định của Luật nhà ở thì người nước ngoài được quyền bán nhà ở Việt Nam. Khi không có nhu cầu sử dụng và vẫn còn thời hạn sở hữu thì người nước ngoài được quyền bán, tặng cho người khác. Đối tượng nhận chuyển nhượng nhà ở của người nước ngoài có thể là tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 7, Luật Nhà ở.
Bên cạnh đó, Theo Khoản 8, Điều 79 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, thì nghiêm cấm tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà ở để bán lại nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. Nếu không còn nhu cầu sử dụng thì được bán lại nhà ở đó theo quy định tại Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.
Có thể hiểu, theo quy định trên người nước ngoài có quyền chuyển nhượng căn hộ của mình cho người Việt Nam nếu không còn như cầu sử dụng hay tặng cho. Tuy nhiên không được phép mua bán nhà ở với mục đích kinh doanh kiếm lời. Như vậy, Luật sư X đã giải đáp cho bạn câu hỏi “Người nước ngoài có được chuyển nhượng căn hộ cho người Việt Nam không?”.
Thời hạn sở hữu nhà ở sau khi người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ Việt Nam
Điểm a, b Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định:
“Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:
a) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài;
b) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này;”
Theo đó, thời hạn sở hữu căn hộ tùy thuộc vào đối tượng mua/ nhận tặng cho căn hộ.
- Trường hợp bán, tặng cho nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; bên mua/ nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.
- Trường hợp bán, tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; bên mua/ bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại. Khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm; thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm
Có thể bạn quan tâm
- Thừa kế theo pháp luật là gì?
- Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho con như thế nào?
- Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền mai táng phí mới 2022
- Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới mới 2022
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người Việt Nam “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định văn phòng dịch vụ thám tử; lấy giấy chứng nhận độc thân; xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Người nước ngoài chỉ được mua nhà ở của chủ đầu tư dự án nhà ở mà dự án đó không thuộc khu vực bảo đảm an ninh quốc phòng hoặc mua lại nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nghị định số 99/2015/NĐ-CP không quy định người nước ngoài được mua căn hộ từ cá nhân là người Việt Nam.
Người nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở Việt Nam;
Đáp ứng điều kiện số lượng nhà ở mà tổ chức; cá nhân nước ngoài được phép sở hữu.
– Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Đồng thời, bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập.
Trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2014; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.