Xin chào Luật sư. Tôi là người Canada. Sắp tới tôi có ý định sang Việt Nam sinh sống và làm việc. Do đó, thời gian gần đây tôi có tìm hiểu về pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, tôi chưa thể hiểu hết được các quy định về người nước ngoài tại Việt Nam. Nay tôi gửi câu hỏi hi vọng nhận được sự giải đáp từ phía Luật sư X về vấn đề: tại Việt Nam, Người nước ngoài bị trục xuất về nước trong trường hợp nào? Tôi mong đợi phản hồi từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Nghị định 112/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Trục xuất là gì?
Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.”
Hình phạt trục xuất tại Điều 37 Bộ luật Hình sự là hình phạt riêng biệt dành cho các đối tượng phạm tội là người nước ngoài, người không quốc tịch.
Trường hợp Tòa án đã áp dụng hình phạt chính là các hình phạt khác, không phải là trục xuất. Tuy nhiên, nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án có thể áp dụng trục xuất như là một hình phạt bổ sung.
Người nước ngoài bị trục xuất về nước trong trường hợp nào?
Trục xuất khi có hành vi vi phạm hành chính
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
“Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Dựa vào các quy định trên, có thể thấy, trục xuất trong pháp luật hình sự và hành chính có nhiều nét tương đồng chung.
Tuy nhiên, so với hình phạt trục xuất trong tố tụng hình sự, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính nhỏ hơn hậu quả của hành vi phạm tội hình sự gây ra.
Bên cạnh đó, Trong lĩnh vực hình sự, cơ quan có thẩm quyền quyết định trục xuất người nước ngoài phạm tội hình sự là Tòa án. Còn trong lĩnh vực hành chính, người có thẩm quyền ra quyết định trục xuất là Giám đốc cơ quan công an cấp tỉnh và Cục trưởng cực quản lý xuất nhập cảnh.
Người phạm tội bị Tòa án ra quyết định trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam thì bị xem là một án tích. Còn nếu họ bị áp dụng chế tài trục xuất trong lĩnh vực hành chính thì không bị xem là một án tích.
Trục xuất khi không có giấy phép lao động tại Việt Nam
Giấy phép lao động là gì?
Giấy phép lao động hay chính xác hơn là giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi họ có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền; lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động.
Bị trục xuất khi không có giấy phép lao động
Theo Điều 153 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nước ngoài có trách nhiệm xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội
Quyền, nghĩa vụ của người bị trục xuất
Điều 8 Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất như sau:
Người bị trục xuất có quyền
- Được biết lý do bị trục xuất; nhận quyết định trục xuất chậm nhất là 48 giờ trước khi thi hành;
- Được liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước mình để được bảo vệ; trợ giúp;
- Được thực hiện các chế độ ăn; mặc; sinh họạt riêng trong thời gian chờ làm thủ tục trục xuất;
- Được mang theo tài sản hợp pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
- Được khiếu nại; tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại; tố cáo.
Người bị trục xuất có nghĩa vụ
- Thực hiện đầy đủ các quy định trong quyết định trục xuất;
- Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam; chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
- Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Người nước ngoài bị trục xuất có được nhập cảnh trở lại Việt Nam?
Tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 có quy định:
Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
- Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;
- Bên cạnh đó, tại Khoản 5 Điều 21 của Luật cũng có quy định. Những trường hợp chưa cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó có:
- Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
Như vậy, theo quy định trên thì người bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam vẫn được nhập cảnh trở lại Việt Nam nếu đáp ứng quy định về hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực. Bên cạnh đó, để được nhập cảnh vào Việt Nam đối với những người đã bị trục xuất, thì phải quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực mới được nhập cảnh trở lại Việt Nam.
Xem thêm:Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam
Giải quyết vấn đề
Như vậy, người nước ngoài có thể bị trục xuất tại Việt Nam khi khi có hành vi vi phạm hành chính hoặc khi không có giấy phép lao động. Do đó, khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam, cần phải tìm hiểu cá quy định của pháp luật để tránh những hậu quả không đáng có.
Mời bạn xem thêm
- Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi sở hữu nhà tại Việt Nam
- Người nước ngoài cần lưu ý những gì khi mua nhà tại Việt Nam?
- Người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Người nước ngoài bị trục xuất về nước trong trường hợp nào? Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị định 19/2011/NĐ-CP, người nước ngoài nhận con nuôi người Việt Nam thì đăng ký ở:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi
Nếu trẻ em có cơ sở nuôi dưỡng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.
Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tư pháp sẽ thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài.
Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép là hành vi ra khỏi biên giới Viêt Nam hoặc vào lãnh thổ Việt Nam không có giấy phép theo quy định của pháp luật về xuất; nhập cảnh.
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài là việc người nước ngoài được người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của khách sạn; nhà khách; khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc; lao động; học tập; thực tập; …. Khai báo tạm trú với công an xã, phường, thị trấn…
Theo đó, chủ khách sạn; nhà khách… có người nước ngoài tạm trú phải khai báo trong thời hạn 12 giờ; với các cơ sở vùng sâu vùng xa thì thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến địa điểm này.