Xin chào Luật sư X, tôi là nữ năm nay 60 tuổi cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh về hưu đã lâu, nhưng vì rảnh rỗi không có việc gì làm nên tôi đã nhận công việc dạy đàn piano cho trẻ, tôi cũng có ký vài hợp đồng giảng dạy piano với phụ huynh với mức lương 10.000.000 đồng 1 tháng. Tuy nhiên tôi không biết liệu người nghỉ hưu đi làm có phải nộp thuế TNCN? Nếu có thì cách tính thuế TNCN của người đã nghỉ hưu những vẫn đi làm như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2014)
- Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Nghỉ hưu là gì?
Nghỉ hưu là việc một người lao động khi đến một độ tuổi nhất định, điều kiện sức khỏe nhất định sẽ không làm việc nữa. Tuổi nghỉ hưu là độ tuổi theo quy định của pháp luật lao động mà người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già.
Độ tuổi nghỉ hưu ở mỗi thời gian khác nhau là khác nhau, giữa nam và nữ cũng khác nhau. Sự khác nhau này là do sự phát triển của xã hội, sự phát triển của thể chất, sức khỏe trung bình của xã hội cũng khác nhau.
Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật
Thứ nhất về điều kiện hưởng lương hưu đối với trường hợp không bị suy giảm khả năng lao động được quy định tại điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 với nội dung như sau: Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau:
– Nam từ đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi đối với trường hợp làm việc trong môi trường bình thường;
– Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
– Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
– Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
– Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
Đối với các trường hợp trên nếu người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu số năm đóng bảo hiểm tối đa 6 tháng thì được lựa chọn đóng tự nguyện nốt số thời gian còn thiếu và hưởng lương hưu hàng tháng.
Thứ hai về điều kiện hưởng lương hưu đối với trường hợp bị suy giảm khả năng lao động, được quy định tại điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau: Người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, sẽ được nghỉ hưởng lương hưu sớm hơn:
– Từ ngày 1/1/2016, nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được nghỉ việc hưởng lương hưu khi năm đủ 51 tuổi và nữ đủ 46 tuổi, sau đó mỗi năm sẽ tăng thêm một tuổi. Từ năm 2020 trở đi thì nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi. VD: năm 2017 thì nam đủ 52 tuổi và nữ đủ 47 tuổi mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu.
– Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Người nghỉ hưu đi làm có phải nộp thuế TNCN không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
…”
Theo quy định trên thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản phụ cấp, trợ cấp. Như vậy, người nghỉ hưu vẫn đi làm vẫn được tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.
Cách tính thuế TNCN đối với người nghỉ hưu mà vẫn tiếp tục đi làm
Cách tính thuế cho người lao động đã về hưu?
Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì công tính thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập chịu thuế TNCN = tổng thu nhập – các khoản miễn thuế
Nếu ký kết hợp đồng lao động với người nghỉ hưu từ 3 tháng trở lên thì tính thuế TNCN theo biểu lũy tiền
Nếu ký hợp đồng dưới 3 tháng; giao khoán thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân căn cứ Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Chậm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân có bị phạt không?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nói chung như sau:
“Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này. - Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.”
Như vậy, việc chậm nộp hồ sơ khai thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên tùy từng trường hợp cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Người nghỉ hưu đi làm có phải nộp thuế TNCN không?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề trích lục cải chính hộ tịch Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Mục 2 Công văn 2393/TCT-DNNCN năm 2021 của Tổng cục thuế đã có nội dung hướng dẫn như sau:
Về khai thuế TNCN của tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập
Tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân ngày 22/11/2012 quy định:
“6. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế;
…”
Tại điểm 9.9 khoản 9 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:
“9.9. Hồ sơ khai thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với tiền lương, tiền công
a) Hồ sơ khai thuế tháng, quý
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công) mẫu số 05/KK-TNCN.”
Căn cứ các quy định nêu trên, chỉ trường hợp tổ chức, cá nhân phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân mới thuộc diện phải khai thuế thu nhập cá nhân. Do đó, trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì không thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế Thu nhập cá nhân. Theo đó, tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tháng/quý nào thì không phải khai thuế thu nhập cá nhân của tháng/quý đó.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:
Trường hợp 1: Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân
Hồ sơ quyết toán thuế được nộp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.
Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).
Trường hợp 2: Cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân
Nếu như cá nhân chưa thực hiện việc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng nộp thuế như sau:
Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.