Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay nếu như muốn lập di chúc thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Người nào sau đây không được quyền lập di chúc? Người dưới 18 tuổi có thể lập di chúc được hay không? Lập di chúc thì có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không? Lập di chúc bằng miệng có hiệu lực pháp luật hay không theo quy định? Lập di chúc thì cần đáp ứng những điều kiện gì để di chúc không bị vô hiệu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Di chúc là gì?
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật này thì chỉ khi người để lại di chúc chết thì di chúc mới có hiệu lực. Bên cạnh đó, thời điểm người có tài sản chết thì Điều 611 Bộ luật Dân sự định nghĩa đây là thời điểm mở thừa kế.
Để di chúc có hiệu lực thì di chúc do người chết lập ra phải là di chúc hợp pháp.
Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về người lập di chúc
Pháp luật quốc tế và cả phát luật Việt Nam đều xác định người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân. Điều này được lý giải bởi lý do “xã hội suy cho đến cùng là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”. Theo quan điểm này thì số lượng các chủ thể có thể thay đổi, biến chuyển để phù hợp với từng loại quan hệ nhưng chủ thể duy nhất có thực là con người. Khi nhìn nhận về vấn đề này, cũng có quan điểm đồng tình khi đề cập tới tổ chức nói chung và pháp nhân nói riêng. Thuyết giả định đã chỉ ra, pháp nhân là một chủ thể giả định. Các hoạt động của pháp nhân đều thông qua cá nhân. Đối với hoạt động lập di chúc, việc định đoạt tài sản luôn gắn liền với yếu tố ý chí của cá nhân. Điều này càng khẳng định, ý chí phải được gắn với chủ thể có thực. Còn đối với các chủ thể khác, sẽ rất khó để chúng ta có thể xác định được yếu tố ý chí chung cũng như sự thống nhất ý chí khi định đoạt tài sản chung cho người khác.
Trong suốt quá trình phát triển của xã hội, hầu hết các văn bản quy định về thừa kế của Việt Nam đều khẳng định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Mặc dù vậy, để di chúc hợp pháp, quy định của pháp luật còn đặt ra nhiều điều kiện, yêu cầu người lập di chúc phải thoả mãn. Đây là quy định thể hiện sự can thiệp, điều chỉnh bởi ý chí của Nhà nước nhằm cân bằng nhu cầu, lợi ích của chủ thể trong lĩnh vực thừa kế.
Điều kiện về người xác lập giao dịch nói chung và người lập di chúc nói riêng được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117 như sau: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Theo quy định này, người lập di chúc phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Đối với quá trình lập di chúc, ngoài việc tuân thủ quy định chung về người xác lập giao dịch, pháp luật đặt ra các quy định riêng nhằm khẳng định sự điều chỉnh tính đặc thù của quan hệ thừa kế. Cụ thể, Điều 624 BLDS năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Quy định này đã chỉ rõ, người lập di chúc luôn được pháp luật xác định chỉ có thể là cá nhân và người lập di chúc đó cũng phải thỏa mãn điều kiện về năng lực pháp luật, năng lực hành vi khi lập di chúc.
Người nào sau đây không được quyền lập di chúc?
Điều 625 BLDS năm 2015 quy định về người lập di chúc như sau:
“1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.
Theo quy định hiện nay sẽ có hai nhóm cá nhân được luật cho phép thực hiện quyền lập di chúc bao gồm: (i) Người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; (ii) Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Căn cứ theo sự ghi nhận này, người lập di chúc và người xác lập giao dịch nói chung đã được khoanh vùng và xác định theo phạm vi khác nhau.
Tại sao cá nhân không thể uỷ quyền cho người khác lập di chúc?
Điều 624 BLDS năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Quy định này đã thể hiện rằng người lập di chúc luôn được pháp luật xác định chỉ có thể là cá nhân và cá nhân đó cũng phải thỏa mãn điều kiện về năng lực pháp luật cũng như năng lực hành vi khi lập di chúc.
Pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam hiện nay đều xác định rõ, người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân.
Điều này được lý giải rằng “xã hội suy cho đến cùng là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”. Theo quan điểm này, số lượng các chủ thể có thể thay đổi, biến chuyển để phù hợp với từng loại quan hệ nhưng chủ thể duy nhất có thực là con người.
Cùng có sự tương đồng về quan điểm này thì khi nhìn nhận về vấn đề này, khi đề cập tới tổ chức nói chung và pháp nhân nói riêng, thuyết giả định (được các luật gia Tây Âu ghi nhận và người giải thích cũng như tán đồng nhất là Laurent – luật gia người Bỉ) đã chỉ ra, pháp nhân là một chủ thể giả định. Các hoạt động của pháp nhân đều thông qua cá nhân.
Đối với hoạt động lập di chúc, việc định đoạt tài sản luôn gắn liền với yếu tố ý chí của cá nhân. Còn đối với các chủ thể khác, sẽ rất khó để chúng ta có thể xác định được yếu tố ý chí chung cũng như sự thống nhất ý chí khi định đoạt tài sản chung cho người khác.
Lập di chúc để lại đất cho công ty của con như thế nào?
Căn cứ các quy định trên để di chúc có hiệu lực thì cần phải đáp ứng các điều kiện khác như: về chủ thể lập di chúc, di sản và người hưởng di sản, nội dung của di chúc và hình thức di chúc. Và điều cần quan tâm nhất là công ty của con bạn vẫn còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, nghĩa là thời điểm mà bạn chết.
Đầu tiên khi lập di chúc, bạn phải đang trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
Thứ hai về hình thức của di chúc. Bạn nên lập di chúc bằng văn bản, có thể đánh máy hoặc viết tay và cần được xác nhận bằng chữ ký và điểm chỉ, có thể có hoặc không có người làm chứng/công chứng.
Thứ ba, về nội dung di chúc. Nội dung di chúc sẽ tùy thuộc vào ý chí và mong muốn của bạn muốn để lại tài sản thừa kế cho ai. Tuy nhiên trong nội dung cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Di chúc phải gồm các nội dung: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản và các nội dung khác;
– Không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu;
– Nếu có nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc;
– Nếu có tẩy xóa, sửa chữa thì người viết di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó.
Bên cạnh đó tùy thuộc vào hình thức lập di chúc mà sẽ có các thủ tục khác nhau tuy nhiên các quy định chung cần phải đảm bảo như ở trên đã nêu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Người nào sau đây không được quyền lập di chúc?”. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; hoặc muốn tham khảo thủ tục nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử hoặc các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi như xác nhận độc thân; quyết toán thuế thu nhập cá nhân; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Bố mẹ không ghi tên con trong di chúc thì con có được hưởng thừa kế không?
- Có được bán mảnh đất được thừa kế theo di chúc được chế độ cũ chứng nhận không?
- Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật
Người phải từ đủ 15 tuổi trở lên, riêng trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc (theo khoản 2 Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015).
– Ngày, tháng, năm lập di chúc;
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
– Di sản để lại và nơi có di sản.