Một trong những quyền lợi chính yếu của người lao động khi hưởng chế độ thai sản chính là thời gian dành để nghỉ ngơi, khám thai, phục hồi sức khỏe. Pháp luật hiện hành đã quy định thời gian nghỉ của mẹ trong suốt quá trình mang thai và sinh con được quy định khác nhau cho nhiều trường hợp. Trong đó có thời gian nghỉ khám thai của người lao động nữ mang thai hộ. Câu hỏi đặt ra là người lao động khi đó được nghỉ khám thai mấy lần. Để trả lời cho câu hỏi trên, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết “Người lao động nữ mang thai hộ được phép nghỉ khám thai mấy lần?” của Luật sư X dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
- Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH
Mang thai hộ là gì?
Mang thai hộ được hiểu theo 2 cách theo Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện không vì mục đích thương mại giúp mang thại hộ cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ thai trong ống nghiệm, sau đó được cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai, để người này mang thai và sinh con.
Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để hưởng lợi về kinh tế hoặc một lợi ích khác.
Pháp luật Việt Nam cấm hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại và chỉ cho phép mang thai hộ về mục đích nhân đạo.
Người lao động nữ mang thai hộ được phép nghỉ khám thai mấy lần?
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 , trừ 3 đối tượng:
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang phục vụ có thời hạn, học viên hưởng sinh hoạt phí
- Người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Có thể thấy, đối tượng hưởng theo quy định bao gồm những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước như cán bộ, công nhân viên chức nhà nước và những người hưởng lương theo hợp đồng lao động. So với Luật bảo hiểm xã hội 2006, đối tượng hưởng đã được mở rộng hơn, bao gồm cả người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng và người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Quy định mở rộng này rõ ràng đã tạo điều kiện tốt hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Điều này cũng phù hợp với tinh thần khuyến cáo của các công ước ILO về việc mở rộng phạm vi áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó có bảo hiểm thai sản.
Điều kiện hưởng thai sản
Phải có sự kiện thai sản. Để được hưởng chế độ thai sản thì người lao động phải thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Phải đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trong vòng 12 tháng đối với một số chế độ. Các trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi mới được hưởng chế độ thai sản bao gồm:
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi.
So với Luật bảo hiểm xã hội 2006, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã mở rộng điều kiện hưởng chế độ thai sản, không chỉ bó hẹp trong các trường hợp thai nghén, sinh và nuôi con thông thường mà còn có lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi.
Thời gian nghỉ khám thai của người lao động nữ mang thai hộ
Trong thời gian có thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày.
Trong trường hợp người lao động có thai làm việc ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai bệnh lí, thai không bình thường thì được nghỉ việc hưởng trợ cấp 2 ngày cho mỗi lần khám thai. Tuy nhiên, thời gian nghỉ việc để khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trong trường hợp lao động nữ là người mẹ nhờ mang thai hộ hay là người mang thai hộ, thì vẫn được hưởng đầy đủ quyền về bảo hiểm thai sản như những trường hợp mang thai và sinh con thông thường khác. Tuy nhiên, do có sự chuyển giao việc nuôi dưỡng con sơ sinh được sinh ra nên thời gian hưởng bảo hiểm thai sản của lao động nữ mang thai hộ sẽ được tính đến thời điểm giao đứa trẻ cho người nhờ mang thai hộ. Khi đó, sức khỏe của cả lao động nữ mang thai hộ cũng như đứa trẻ được đảm bảo một cách tốt nhất, tuy nhiên không vượt quá mức quy định là 06 tháng.
Do mang thai là thời kì rất quan trọng và đầy rủi ro trong chức năng làm mẹ của người phụ nữ, vì thế khi có thai, người phụ nữ cần đến cơ sở y tế để khám thai. Số lần khám thai được căn cứ vào quá trình phát triển của thai nhi. Khám thai đầy đủ, đúng định kì sẽ giúp người phụ nữ thực hiện chức năng làm mẹ an toàn. Theo Tổ chức y tế thế giới thì trong một thai kì, người mẹ phải khám thai tối thiểu 5 lần.
Mức hưởng trợ cấp thai sản
Trợ cấp một lần
Người lao động được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được nhận khoản trợ cấp này.
Trợ cấp thay lương
Người lao động hưởng chế độ thai sản được nhận mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc:
Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 100% x số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi.
Cụ thể, công thức tính trợ cấp thai sản trong trường hợp khám thai:
Mức hưởng = [ (mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc) / 24 ngày ] x 100% x số ngày nghỉ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Người lao động nữ mang thai hộ được phép nghỉ khám thai mấy lần?”. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn của Luật sư X về đăng ký hoá đơn điện tử, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện của người nhờ mang thai hộ
– Vợ chồng đang không có con chung;
– Có xác nhận của tổ chức y tế về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con (khoản 23 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình). Theo đó, pháp luật chỉ công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và nghiêm cấm mọi hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Cụ thể, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại mang thai hộ cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai hoặc sinh con ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Tuy nhiên, thực tế có khá nhiều trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại. Để nhận diện hành vi này, chủ yếu căn cứ vào việc mang thai hộ cho người khác để hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
Do đó, để được thực hiện mang thai hộ, phải đáp ứng các điều kiện:
– Là cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con dù đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
– Người được nhờ mang thai hộ phải tự nguyện và không vì mục đích thương mại.