Tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp. Số lượng ca bệnh vẫn tăng lên từng ngày. Trong đó có không ít các F0 là người lao động. Bị mắc bệnh, những người lao động buộc phải nghỉ việc, từ đây có khá nhiều người mong muốn được hỗ trợ trong thời điểm này. Vậy, Người lao động là F0 được hỗ trợ những gì? Thủ tục hưởng ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Định nghĩa về F0
Theo Bộ Y tế, F0 là bệnh nhân được xác định dương tính với Covid-19. Trường hợp người lao động (NLĐ) bị F0 thì phải nghỉ việc để chữa trị và cách ly. Đồng thời báo với người mà mình đã từng tiếp xúc để kịp thời truy vết và xét nghiệm sàng lọc virus.
Người lao động là F0 được hỗ trợ như thế nào?
+ Theo Quyết định 2606 và Quyết định 3022/2021 sửa đổi của Tổng LĐLĐ Việt Nam, những công đoàn viên, NLĐ là F0 sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt tối đa là 3 triệu đồng/người. Tuy nhiên, có những nơi do số lượng NLĐ là F0 đông và kinh phí còn khó khăn thì công đoàn có thể điều chỉnh mức hỗ trợ thấp hơn. Việc điều chỉnh này do ban thường vụ công đoàn quyết định.
Người lao động là F0 được hỗ trợ cần phải đáp ứng điều kiện gì?
+ Theo quy định, đối tượng được nhận hỗ trợ là công đoàn viên đang làm việc tại cơ quan, đơn vị có tổ chức công đoàn. Hoặc NLĐ đang làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn nhưng có đóng kinh phí công đoàn. Ngoài ra, NLĐ là F0 được hỗ trợ phải không vi phạm các quy định về phòng chống dịch COVID-19.
Về thủ tục, NLĐ là F0 phải có một trong những loại giấy tờ sau của cơ quan có thẩm quyền: Giấy xét nghiệm PCR có kết quả dương tính; giấy xác nhận đã hoàn thành thời gian cách ly, điều trị tại nhà hoặc giấy ra viện sau khi điều trị.
+ Theo quy định, người sử dụng lao động phải thực hiện thủ tục để đề xuất đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét chi hỗ trợ đến NLĐ.
Tuy nhiên, thực tế còn có một số doanh nghiệp đến thời điểm này vẫn chưa làm. Trong trường hợp này, với vai trò là bảo vệ quyền lợi NLĐ thì công đoàn phải có ý kiến đến các cơ quan có thẩm quyền; yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục để NLĐ được hưởng chính sách hỗ trợ.
Người lao động là F0 được hỗ trợ hưởng chế độ ốm đau
Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, khi bản thân gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc.
– Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, nếu không may bị lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng; người lao động đang đóng BHXH là F0 cũng có cơ hội được hưởng chế độ ốm đau nếu có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Thủ tục hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động là F0 được hỗ trợ
Thành phần hồ sơ
Đối với người lao động (NLĐ):
– Trường hợp cách ly điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện.
– Trường hợp cách ly điều trị tại nhà: Bản sao Giấy xác nhận hoàn thành cách ly điều trị của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ): Bản chính Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu 01B-HSB).
Nộp hồ sơ
– NLĐ nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị SDLĐ;
– Đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau:
+ Qua giao dịch điện tử: đơn vị SDLĐ lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN, nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Nhận kết quả
– Đơn vị SDLĐ: trực tiếp nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử, nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho NLĐ đăng ký nhận bằng tiền mặt tại đơn vị SDLĐ.
– NLĐ nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
+ Thông qua tài khoản cá nhân;
+ Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH;
+ Thông qua đơn vị SDLĐ;
+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay. Thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp”; hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Người lao động là F0 được hỗ trợ những gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Quyết định 2606 và Quyết định 3022/2021 sửa đổi của Tổng LĐLĐ Việt Nam; công đoàn viên, NLĐ ở khu vực có quan hệ lao động là F0 không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống dịch được hỗ trợ mức tối đa là 3 triệu đồng/người.
Việc trả lương cho người lao động nghỉ việc do cách ly tại nhà được hướng dẫn trong Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL. Cụ thể theo công văn này. Việc nghỉ cách ly tại nhà thuộc một trong những trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19. Vẫn sẽ được hưởng lương theo quy định.
Bên cạnh quy định người lao động là F0 được hỗ trợ. Quyết định 3022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam còn hỗ trợ công đoàn viên, NLĐ là F1. Cụ thể:
– Công đoàn viên, NLĐ làm việc tại các cơ quan, đơn vị; doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn là F1; phải cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống dịch được hỗ trợ. Mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng/người.
– Đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức là F1 có hoàn cảnh khó khăn; phải cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống dịch được hỗ trợ. Mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng/người…