Người lao động có quyền làm thêm ngoài giờ hay không là một câu hỏi phổ biến của những người dân trong tình trạng khó khăn. Do tình hình dịch bệnh covid-19; có rất nhiều gia đình trở nên khó khăn. Chính vì vậy; họ muốn đi làm thêm được nhiều việc hơn để bảo toàn cho gia đình. Vậy việc này có được cho phép hay không? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây nhé!
Câu hỏi:
Chào luật sư X; tôi có một câu hỏi cần được giải đáp như sau:
Do Covid-19, tôi phải làm thêm ngoài giờ để đảm bảo cuộc sống gia đình nhưng bị công ty cấm vì lo ngại nhân viên nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến công ty.
Nếu tiếp tục làm thêm, tôi sẽ bị công ty cho nghỉ việc. Tôi phải làm sao bây giờ? Luật có cấm làm thêm hay không?
Mong Luật sư X giải đáp thắc mắc cho tôi; tôi xin chân thành cảm ơn!
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật sư X; sau quá trình phân tích và tìm hiểu; Luật sư X xin được giải đáp vấn đề của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Người lao động có quyền làm thêm ngoài giờ hay không?
Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Người lao động hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn việc làm; nơi làm việc; nghề nghiệp. Họ có thể làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ đâu; miễn không trái pháp luật.
Hiện pháp luật không cấm người lao động làm thêm công việc khác; ngoài công việc chính. Vì vậy, người lao động có quyền làm đồng thời nhiều công việc tại cùng một thời điểm; chỉ cần đảm bảo việc không ảnh hưởng đến công việc chính.
Pháp luật cho phép người lao động làm đồng thời nhiều công việc một lúc; tuy nhiên việc bạn có hay không được làm việc ngoài giờ; lại phụ thuộc vào hợp đồng lao động đã ký kết với công ty.
Công ty có quyền cấm người lao động đi làm thêm; khi hai bên đã thống nhất thỏa thuận với nhau trong hợp đồng lao động điều khoản:
“Người lao động không được phép làm thêm công việc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc chính”.
Như vậy, bạn phải dựa vào điều khoản trong hợp đồng lao động; để biết mình có quyền làm thêm ngoài giờ hay không.
Nếu hợp đồng không có điều khoản này; và việc làm thêm của bạn không ảnh hưởng đến công việc chính; thì công ty không có quyền cấm bạn; và hoàn toàn không có căn cứ để xử lý kỷ luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động khi nào?
Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định; công ty chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động khi:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Người lao động không đủ sức khỏe để thực hiện công việc;
– Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc cắt giảm nhân sự;
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu;
– Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày liên tục trở lên;
– Người lao động cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng lao động.
Nếu sa thải người lao động vì lý do không chính đáng; công ty phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã giao kết; phải trả tiền lương; đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc; và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 2 tháng lương theo hợp đồng lao động.
Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng; công ty phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; và 3 ngày đối với hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng. Nếu vi phạm quy định này; công ty phải trả cho người lao động khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước.
Nếu người lao động quay trở lại làm việc; người này phải hoàn trả cho công ty các khoản tiền trợ cấp thôi việc; trợ cấp mất việc làm; các khoản trợ cấp khác đã nhận của công ty. Nếu người lao động không muốn tiếp tục làm việc; công ty phải thanh toán hết tiền lương; bảo hiểm và thêm khoản trợ cấp thôi việc để chấm dứt hợp đồng; theo điều 46 Bộ luật Lao động 2019.
Trường hợp công ty không muốn nhận lại người lao động và người này đồng ý thì hai bên phải thỏa thuận khoản tiền bồi thường cho người lao động; ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.
Câu hỏi thường gặp
Người lao động hoàn toàn có quyền làm thêm ngoài giờ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên; việc này phải phù hợp với các điều khoản đối với hợp đồng đã giao kết ở công việc chính. Nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận với nhau về vấn đề không được làm việc nào khác ngoài công việc chính thì người lao động phải tuân thủ theo.
Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định; công ty chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động khi:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Người lao động không đủ sức khỏe để thực hiện công việc;
– Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc cắt giảm nhân sự;
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu;
– Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày liên tục trở lên;
– Người lao động cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng lao động.
Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng; công ty phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; và 3 ngày đối với hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng. Nếu vi phạm quy định này; công ty phải trả cho người lao động khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước.
Xem thêm: Có bị đánh thuế thu nhập cá nhân từ tiền làm thêm giờ không ?
Trên đây là toàn bộ thông tin về:
“Người lao động có quyền làm thêm ngoài giờ hay không?”.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần được tư vấn về vấn đề pháp lý; hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo 0833102102