Tết là ngày lễ truyền thống lâu đời của Việt Nam. Đây là dịp để người thân trong gia đình sum vầy để đón chào thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Người lao động sau khi đã trải qua thời gian lao động vất vả thì vào dịp Tết sẽ được hưởng một số quyền lợi nhất định. Vậy theo quy định, Người lao động có những quyền gì trong dịp Tết? Chế độ của người lao động khi đi làm trong dịp Tết được quy định như thế nào? Lương tháng thứ 13 có phải là tiền thưởng Tết không? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Người lao động có những quyền gì trong dịp Tết?
Người lao động được nghỉ Tết hưởng nguyên lương
Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc nghỉ Tết Dương lịch của người lao động. Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết.
Theo quy định này, dịp Tết Dương lịch năm 2023, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương vào ngày 1.1.2023.
Như vậy, dù nghỉ làm nhưng người lao động vẫn được nhận đủ lương của ngày làm việc đó. Ngày 1.1.2023 rơi vào ngày Chủ nhật – đây thường là ngày nghỉ hằng tuần nên theo Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được sắp xếp nghỉ bù vào ngày thứ Hai của tuần kế tiếp.
Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ ngày Chủ nhật (1.1.2023) và nghỉ bù ngày thứ Hai (2.1.2023) mà vẫn được tính lương cho ngày nghỉ Tết Dương lịch.
Người lao động được nhận tiền thưởng Tết
Theo Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động dùng để thưởng cho người lao động. Khoản thưởng được tính toán dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cùng mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Theo đó, việc thưởng cho người lao động không phải là khoản bắt buộc mà nó phục thuộc vào tình hình kinh tế của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt thì có thể thưởng cho người lao động ở mức cao, giá trị lớn nhưng nếu tình hình kinh doanh không khả quan, doanh nghiệp có thể thưởng ít hoặc thậm chí không thưởng cho người lao động.
Như vậy, nếu năm 2022 vừa qua mà doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, tình hình tài chính dồi dào thì có thể doanh nghiệp sẽ thực hiện chính sách thưởng Tết Dương lịch năm 2023 cho người lao động để cảm ơn những đóng góp của họ trong suốt năm qua.
Pháp luật cho phép doanh nghiệp được thưởng bằng tiền hoặc vật chất nhưng phải công khai quy chế thưởng để toàn bộ người lao động được biết.
Người lao động được nhận tiền lương làm thêm giờ dịp Tết
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, dịp Tết Dương lịch, người lao động được nghỉ làm và vẫn được tính lương nhưng do nhu cầu công việc, có thể doanh nghiệp chủ động đề nghị người lao động đi làm vào ngày này. Trường hợp này sẽ được tính làm làm thêm giờ.
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Theo đó, lựa chọn đi làm vào ngày Tết Dương lịch cũng có thể giúp gia tăng đáng kể thu nhập của người lao động.
Người lao động được nhận tiền hỗ trợ từ quỹ tài chính công đoàn
Ngoài các khoản tiền người lao động được nhận dịp Tết đã đề cập ở trên, sắp tới, 08 triệu người lao động trên cả nước còn có cơ hội được nhận tiền chăm lo, thăm hỏi từ phía công đoàn với mức 300.000 đồng/người. Nội dung này được nêu rõ tại Kế hoạch 146/KH-TLĐ như sau:
– Người lao động có đóng BHXH tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn; Cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn được chăm lo, thăm hỏi từ nguồn tài chính công đoàn với mức: 300.000 đ/người.
Tổng số nguồn kinh phí dự kiến: 8.000.000 (người) x 300.000đ/người = 2.400.000.000.000 đ (Hai nghìn bốn trăm tỷ đồng).
Theo đó, có 02 nhóm đối tượng được hưởng tiền thăm hỏi gồm:
– Người lao động có đóng BHXH tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn.
– Cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn.
Danh sách những người đủ điều kiện nhận hỗ trợ sẽ được chốt đến hết ngày 31/12/2021. Sau đó, tiền hỗ trợ sẽ được công đoàn các cấp phối hợp với chính quyền địa phương trao đến tay người lao động.
Ngoài khoản hỗ trợ 300.000 đồng/người, Kế hoạch 146/KH-TLĐ cũng liệt kê một số hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ, động viên đoàn viên và người lao động dịp Tết Nhâm Dần 2022 như:
– Thăm, tặng quà cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, đang điều trị Covid-19,…
– Tổ chức xe đưa đón hoặc hỗ trợ toàn bộ, một phần vé tàu, xe, máy bay, phương tiện để đưa người lao động về quê đón Tết, trở lại làm việc,…
Công đoàn cơ sở sẽ chủ động cân đối nguồn thu, chi trong năm và sử dụng tối đa nguồn quỹ tích lũy để đảm bảo chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động. Các công đoàn cấp trên cũng sử dụng một phần tài chính công đoàn tích lũy để hỗ trợ công đoàn cấp dưới.
Căn cứ trên nguồn quỹ tài chính công đoàn mà các chính sách hỗ trợ, động viên, thăm hỏi người lao động của từng địa phương sẽ là khác nhau.
Ví dụ như Công đoàn Hà Nội dự kiến trao 50 nhà “Mái ấm Công đoàn” năm 2022; 10.000 suất quà (giá trị 01 triệu đồng/suất) cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ 50% kinh phí thuê xe đưa công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết,…
Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh cũng phấn đấu tặng 35.000 vé tàu, xe, máy bay cho đoàn viên và người lao động, sớm tổ chức chương trình “Chuyến tàu mùa xuân” lần 2 hỗ trợ 100% vé tàu đưa gia đình đoàn viên tiêu biểu có nhu cầu về quê đón Tết,…
Lương tháng thứ 13 có phải là tiền thưởng Tết không?
Nhiều người lao động cho rằng lương tháng thứ 13 là thưởng Tết và thường đồng nhất chúng là 1. Điều này hoàn toàn không đúng.
Căn cứ theo Điều 104, Bộ luật Lao động năm 2019 ban hành ngày 20/11/2020 (có hiệu lực ngày 01/01/2021) quy định:
“1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”
Như vậy, về bản chất lương tháng thứ 13 không phải là thưởng Tết. Thưởng Tết là khoản tiền thưởng do người sử dụng lao động quyết định thưởng cho người lao động khi đơn vị hay doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hoặc khi người lao động hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
Lương tháng thứ 13 và thưởng Tết đều có đặc điểm được chi vào dịp cuối năm và do người sử dụng quyết định nên nhiều người lao động đã đồng nhất lương thứ 13 với thưởng Tết. Người sử dụng lao động có thể lấy lương tháng thứ 13 như một khoản lương để thu hút người lao động khi tuyển dụng hoặc là yếu tố để động viên người lao động cố gắng nỗ lực hơn trong công việc.
Chế độ của người lao động khi đi làm trong dịp Tết
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương 5 ngày vào dịp Tết âm lịch. Nếu đi trực, làm thêm vào ngày Tết, người lao động sẽ được trả lương làm thêm giờ.
Điều 98 Bộ luật Lao động nêu rõ người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy, nếu tính cả lương khi nghỉ, người lao động đi làm vào 5 ngày Tết nguyên đán sẽ được trả lương như sau: Nếu làm việc vào ban ngày nhận ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường; còn làm việc vào ban đêm nhận ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.
Về việc nghỉ bù khi đi làm thêm ngày Tết, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản dưới luật chỉ quy định trường hợp duy nhất được nghỉ bù dịp Tết là khi trùng ngày nghỉ lễ hàng tuần.
Cụ thể, Khoản 3 Điều 111 Bộ luật nhấn mạnh nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại Khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, nếu ngày Tết Nguyên đán trùng với ngày nghỉ hàng tuần, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp.
Do vậy, khi đi làm dịp Tết âm lịch, người lao động chỉ được tính lương làm thêm giờ chứ không được nghỉ bù vào ngày khác.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Người lao động có những quyền gì trong dịp Tết?”. Nếu cần giải quyết tư vấn pháp lý nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ Hợp đồng thuê nhà ở sinh viên thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần theo Khoản 4 Điều 60 Nghị định 145. Lưu ý, quy định này không áp dụng đối với trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động.
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, khi doanh nghiệp sử dụng người lao động làm thêm giờ thì bắt buộc phải có sự đồng ý của người đó. Trường hợp gây sức ép, buộc người lao động phải đi làm dịp Tết, chủ doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động 2019. Tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 40 – 50 triệu đồng.
Do bản chất thưởng Tết và lương tháng 13 là một khoản thưởng, do người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận, vì vậy mà người lao động nghỉ việc trước Tết có thể được thưởng Tết và hưởng lương tháng thứ 13 cũng có thể không. Tuy nhiên trên thực tế, việc người lao động nghỉ việc trước Tết sẽ thường không được thưởng Tết nhưng được chi trả lương tháng 13 tương ứng với thời gian làm việc trong năm của người lao động. Khi được nhận thưởng Tết và lương tháng thứ 13 khoản tiền này sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tuy nhiên không được tính để đóng Bảo hiểm xã hội.