Cùng với sự ra đời của Bộ luật lao động 2019 hiện nay pháp luật đã thừa nhận; rất nhiều các tổ chức đại diện cho người lao động để tham gia bảo vệ quyền lợi cho mình trong quá trình lao động; trong đó công đoàn vẫn là một trong những cơ quan như vậy. Có rất nhiều câu hỏi dặt ra vậy khi người lao động đi làm; có phải tham gia bất cứ một tổ chức đại diện cho người lao động hay không; hay nói cách khác người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn hay không ? Để trả lời câu hỏi trên hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu thêm về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động 2019
- Luật công đoàn 2012
Công đoàn là gì?
Để trả lời cho câu hỏi người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn không; chúng ta trước tiên cần phải tìm hiểu xem công đoàn là gì?
Căn cứ Điều 10 Hiến pháp năm 2013; của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau:
Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân; tri thức và người lao động, đó là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp; công nhân và của người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Đại diện cho người lao động; tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan nhà nước; tổ chức đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ; của người lao động, tuyên truyền, vận động người lao động học tập, rèn luyện, đoàn kết, chấp hành pháp luật; nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn không?
Điều 170 Bộ luật lao động năm 2019; quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện; người lao động tại cơ sở như sau:
1. Người lao động có quyền thành lập; gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập; gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động; tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2; Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động”.
Kết luận
Có thể thấy rằng, công đoàn là một tổ chức chính trị; xã hội quan trọng được ghi nhận không chỉ trong luật mà công đoàn còn được ghi nhận trong; văn bản pháp lý cao nhất của nhà nước ta đó là hiếp pháp. Theo đó tại khoản 1 điều 170 Bộ luật lao động 2019; đã chỉ ra rằng người lao động có quyền thành lập; gia nhập công đoàn theo quy định của luật công đoàn.
Có nghĩa là việc người lao động chỉ có quyền đối với việc gia nhập công đoàn; chứ không có nghĩa vụ phải tham gia. Vì vậy mà theo quy định của luật thì người lao động; không bị bắt buộc phải gia nhập công đoàn. Không một tổ chức cá nhân nào có quyền ép buộc; cưỡng ép người lao động phải tham gia vào tổ chức của mình.
Người lao động có quyền được thành lập, gia nhập bất cứ tổ chức nào khác đại diện cho bản thân mình; nói lên tiếng nói của người lao động ngoài công đoàn; miễn là tổ chức này được thành lập hợp pháp. Câu hỏi người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn hay câu trả lời là không; đó là quyền của người lao động. Vậy khi tham gia vào công đoàn người lao động có quyền gì
Người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn, nếu tham gia công đoàn người lao động có quyền gì
Người lao động khi tham gia vào công đoàn hay bất cứ một tổ chức đại diện nào khác; cho người lao động sẽ được tổ chức của mình hỗ trơ hay nói lên tiếng nói của mình trong nhiều vấn đề. Cụ thể tại điều 178 Bộ luật lao động 2019; quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện cho người lao động như sau:
1. Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này.
2. Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này.
3. Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương; bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng; nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền; lợi ích của người lao động là thành viên của mình.
4. Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại; tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền…
Đây là những quyền cơ bản của tổ chức đại diện người lao động; được ghi nhận tại Bộ luật lao động 2019. Ngoài những quyền này thì còn có thêm một số quyền lợi gián tiếp khác; khi tham gia vào các tổ chức đại diện cho người lao động. Trong đó có thể thấy các quyền quy định từ khoản 1 đến khoản 4; chính là những quyền của Tổ chức đại diện người lao động. Đây là những quyền có ý nghĩa trực tiếp nhất đối với người lao động; khi tham gia vào tổ chức công đoàn hay bất cứ tổ chức nào khác.
Xem thêm: Người lao động khi tham gia vào công đoàn có bắt buộc phải dóng phí không ?
Có nên tham gia vào công đoàn hay không?
Sau câu hỏi người lao động có bắt buộc tham gia công đoàn hay không, tham gia vào công đoàn thì được hưởng lợi ích gì chúng ta hãy cũng phân tích vậy có nên tham gia bào công đoàn hay không. Khi người lao động tham gia công đoàn với tư cách là thành viên của công đoàn, sẽ có quyền nói lên tiếng nói và quan điểm của mình và thông qua công đoàn để đề đạc nguyện vọng của mình đến người sử dụng lao động với danh nghĩa là tổ chức của người lao động.
Công đoàn sẽ tham gia vào các công việc như giám sát việc thực hiệ thang bảng lương, quy chế của người sử dụng lao động tránh việc người sử dụng lao động tự ý thay đổi các quy tắc lao động, lạm quyền… gây khó khăn cho người lao động. Đồng thời đại diện cho người lao động giải quyết khiếu nại tranh chấp một khi ảnh hưởng đến quyền của thành viên, người lao động.
Tuy nhiên, cũng cần phải xm xét việc có lên tham gia công đoàn hay không bởi hiện nay tại một số nơi các tổ chức như công đoàn đôi khi còn mang tính hình thức, cũng như khi tham gia vài công đoàn thì người lao động cũng phải đóng những khoản phí nhất định. Vì vậy lựa chọn tham gia hay không là quyền của mỗi người.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ”Người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn không ?“sẽ giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Có thể thấy rằng việc người lao động tham gia vào công đoàn là hoàn toàn tự nguyện. Công đoàn là tổ chức được hoạt động dựa trên kinh phí của thành viên. Vì vậy, đối với thành viên của công đoàn sẽ có nghĩa vụ đóng phí công đoàn. Mức đóng phí công đoàn sẽ do điều lệ của công đoàn hoặc các quy định được ban hành bởi công đoàn Việt Nam
Theo quy định tại khoản 2 điều 176 Bộ luật lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm của người sử dụng lao động đối với việc thành lập hoạt động của công đoàn như sau:Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, …
Căn cứ Điều 5 Nghị định số 98/2014/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của Công đoàn cơ sở bao gồm:
-Có tư cách pháp nhân.
– Có ít nhất 5 đoàn viên công đoàn hoặc 5 người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.