Việt Nam áp dụng chính sách miễn visa cho khách du lịch Hàn Quốc đơn phương được lưu trú dưới 15 ngày, nhưng vẫn có nhiều người sang Việt Nam mới mục đích khác như công tác, thăm thân hoặc du lịch trên 15 ngày thì bắt buộc phải xin visa. Vậy trong những trường hợp này người Hàn Quốc sang Việt Nam có cần visa không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin về thủ tục xin visa cho người Hàn Quốc sang Việt Nam nhé!
Thủ tục xin visa Việt Nam cho người Hàn Quốc tại Cơ quan Đại diện ngoại giao
Xin visa Việt Nam diện du lịch:
- Hộ chiếu gốc
- Mẫu đơn xin visa.
- 1 hình 4×6 cm.
- Bản photo tờ đầu tiên và tờ cuối của passport.
- Vé máy bay khứ hồi hoặc sang một nước thứ 3.
- Sao kê tài khoản ít nhất 3 tháng. Số dư tối thiểu: 50.000.000 VNĐ.
Xin visa Việt Nam cho người nước ngoài diện thăm người thân:
- Hộ chiếu gốc
- Mẫu đơn xin visa.
- 1 hình 4×6 cm.
- Bản photo tờ đầu tiên và tờ cuối của passport.
- Thư mời của người thân ở Việt Nam.
- Sao kê tài khoản ít nhất 3 tháng. Số dư tối thiểu: 50.000.000 VNĐ.
Xin visa Việt Nam diện công tác:
- Hộ chiếu gốc
- Mẫu đơn xin visa.
- 1 hình 4×6 cm.
- Bản photo tờ đầu tiên và tờ cuối của passport.
- Vé máy bay khứ hồi hoặc sang một nước thứ 3.
- Sao kê tài khoản ít nhất 3 tháng. Số dư tối thiểu: 50.000.000 VNĐ.
- Thư chấp nhập từ cục xuất nhập cảnh Việt Nam.
Lưu ý: Hồ sơ có thể bổ sung thêm nếu phía cơ quan ngoại giao yêu cầu.
Thủ tục xin visa Việt Nam online theo hình thức xin visa điện tử (E-visa)
Để xin visa điện tử (E-visa), quý vị có thể truy cập vào website của cục xuất nhập cảnh Việt Nam theo địa chỉ: https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/web/guest/trang-chu-ttdt và điền các thông tin đầy đủ theo các bước được hướng dẫn trên website.
Thủ tục xin visa Việt Nam online theo hình thức công văn nhập cảnh (visa approval letter)
Bước 1: Nhập thông tin, thanh toán.
Bước 2: Nhận thư chấp nhận visa (Công văn nhập cảnh) từ cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
Bước 3: Bay sang Việt Nam làm thủ tục hải quan + đóng phí dán tem + dán tem visa
Lưu ý: Du khách cần chuẩn bị trước các giấy tờ:
- Hộ chiếu gốc của người nước ngoài.
- Công văn nhập cảnh.
- Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam theo mẫu NA1.
Dán tem visa tại sân bay Việt Nam cũng giống như việc đóng dấu nhập cảnh vào passport theo cách thông thường. Tất cả đều diễn ra nhanh chóng.
Người Hàn Quốc sang Việt Nam có cần visa không?
Theo quy định mới, người Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Đây là chính sách đơn phương miễn thị thực của Việt Nam dành cho công dân 2 quốc gia trên theo Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09/12/2019.
Theo đó, người Hàn Quốc và Nhật Bản không cần phải xin visa khi nhập cảnh vào Việt Nam và được tạm trú liên tục trong vòng 15 ngày.
Về thời hạn nhập cảnh khi sử dụng miễn thị thực:
Theo quy định tại Điều 20 về Điều kiện nhập cảnh Việt Nam của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH2013 ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 quy định rõ:
“Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày” (Khoản 1 Điều 20)
Ví dụ một công dân Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam ngày 01/01/2015 theo diện miễn thị thực đơn phương dưới 15 ngày, ngày 10/01/2015 công dân người Hàn Quốc này xuất cảnh khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi về Hàn Quốc người này muốn nhập cảnh lại Việt Nam theo diện miễn thị thực dưới 15 ngày thì ít nhất 30 ngày sau (tức ngày 10/02/2015) người này mới có thể nhập cảnh Việt Nam theo diện miễn thị thực mà Việt Nam đơn phương giành cho công dân mang hộ chiếu phổ thông của Hàn Quốc.
Thời hạn của chính sách miễn thị thực cho người Hàn Quốc, Nhật Bản
Theo quy định mới nhất, Chính phủ thống nhất gia hạn chính sách đơn phương miễn thị thực cho công dân Hàn Quốc, Nhật bản đến ngày 31/12/2022.
Gia hạn tạm trú cho người Hàn Quốc nhập cảnh bằng miễn thị thực
Người nước ngoài nhập cảnh bằng miễn thị thực được gia hạn tạm trú khi thời hạn tạm trú hết mà có nhu cầu ở lại Việt Nam.
Hồ sơ gia hạn tạm trú bao gồm:
- Hộ chiếu gốc
- Tờ khai tạm trú: Photo. Hướng dẫn thủ tục khai báo đăng ký tạm trú cho người nước ngoài.
- Mẫu đơn xin gia hạn tạm trú: Đơn xin gia hạn visa theo mẫu NA5
Ngoài ra, họ cũng có thể chuyển đổi sang các loại visa khác nếu có đủ điều kiện:
- Có giấy phép lao động hoặc xác nhận miễn giấy phép lao động
- Là nhà đầu tư tại Việt Nam.
- Kết hôn với người Việt Nam.
Mời bạn xem thêm:
- Cho thuê lại văn phòng có phải đăng ký kinh doanh?
- Thủ tục đăng ký kinh doanh bida mới nhất
- Cách đăng ký kinh doanh trên now
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Người Hàn Quốc sang Việt Nam có cần visa không? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mẫu trích lục quyết định ly hôn, trích lục kết hôn bản sao…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Visa (còn gọi là thị thực hay thị thực nhập cảnh) là một con dấu trong hộ chiếu thể hiện rằng một cá nhân được phép nhập cảnh vào một quốc gia. Bên cạnh đó, có một số quốc gia không đòi hỏi phải có visa trong một số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của người muốn cấp visa.
Có 2 loại visa chính gồm visa di dân và visa không di dân.
Visa di dân: Dùng để nhập cảnh và định cư tại một nước theo các diện như cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng…
Visa không di dân: Dùng nhập cảnh một nước trong 1 khoảng thời gian cho phép, tạm thời gồm các loại sau:
– Du lịch
– Công tác, làm việc.
– Kinh doanh.
– Điều trị, chữa bệnh.
– Lao động thời vụ.
– Học tập.
– Các chương trình trao đổi.
– Ngoại giao, chính trị.