Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội của đất nước thì Nhà nước ta đã đưa ra các quy định về xử phạt những hành vi vi phạm. Thông thường đối với trường hợp vi phạm gây nên ảnh hưởng xấu cho xã hội không lớn thì sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, còn đối với trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hơn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như phạt tù có thời hạn, phạt tù không thời hạn hoặc thậm chí sẽ bị áp dụng hình phạt tử hình. Vậy thì “Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm” gì?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Hiểu thế nào về vi phạm hình sự?
Có thể thấy, xã hội phát triển các tệ nạn từ nó cũng tăng lên nhất là các loại tội phạm có tính nguy hiểm, sử dụng bạo lực, chúng thực hiện có tổ chức như tạo thành các băng, ổ nhóm chúng hoạt động tinh vi, xảo quyệt thậm chí chúng còn móc nối với một số cán bộ, công chức nhà nước hoạt động công khai, trắng trợn. Bên cạnh việc phạm tội ở trong nước chúng còn thực hiện xuyên quốc gia, mang tính quốc tế ngày một tăng khó lòng để kiểm soát được chúng. tất cả những hành động trên đều bổ trợ cho hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Pháp luật hình sự cũng không quy định rõ về khái niệm vi phạm hình sự tuy nhiên chúng ta có thể hiểu Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là hành vi có tính chất xâm hại đến các quan hệ được pháp luật pháp luật Hình sự bảo vệ phát sinh giữa hai bên Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại liên quan đến việc họ hành động hoặc không hành động các hành vi được quy định tại Bộ luật Hình sự;
Họ thực hiện hành vi một cách cố ý hoặc vô ý những quan hệ họ có thể xâm phạm tới đó là độc lập, chủ quyền, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội…
Tuy nhiên không phải bất cứ hành vi vi phạm nào cũng bị coi là vi phạm hình sự và bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì vậy cần phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đó.
Hành vi vi phạm hình sự cũng được phân ra thành các mức độ:
– Vi phạm có tính ít nghiêm trọng;
– Vi phạm có tính nghiêm trọng;
– Vi phạm có tính rất nghiêm trọng;
– Vi phạm có tính đặc biệt nghiêm trọng.
Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm gì?
Người có hành vi vi phạm hình sự trước hết phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong luật hình sự. Trách nhiệm hình sự được đặt ra khi:
1) Chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật;
2) Chủ thể đã thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự là tội phạm;
3) Còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và chủ thể không được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Trách nhiệm hình sự không chỉ giới hạn ở trách nhiệm của người phạm tội mà cần được hiểu rộng hơn với nghĩa là tống hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể: Nhà nước – bên thực hiện trách nhiệm hình sự và người phạm tội – bên chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, Nhà nước có quyền truy tố, xét xử và buộc người phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng và có nghĩa vụ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội không bị xâm phạm;
Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, của các biện pháp cưỡng chế nhà nước và có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trách nhiệm hình sự gồm có: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo, không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế, tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.
Những trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự
Những trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là Bộ luật hình sự 2015), cụ thể như sau:
– Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự năm 2015 (Khoản 2 Điều 18 Bộ luật hình sự năm 2015).
– Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015).
– Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.( Khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015).
– Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015).
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. (Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015).
– Người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên ( gọi là phòng vệ chính đáng). Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm nên người phòng vệ chính đáng không phải chịu trách nhiệm hình sự. (Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015)
– Người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa gọi là tính thế cấp thiết). Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm nên người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Người thực hiện hành vi để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự. (Điều 24 Bộ luật hình sự năm 2015).
– Người thực hiện hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phạm tội nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. (Điều 25 Bộ luật hình sự năm 2015).
– Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này. (Điều 26 Bộ luật hình sự năm 2015).
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật hình sụ tới quý khách hàng. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về lên thổ cư đất trồng cây lâu năm. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Theo quy định khi nào được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
- Mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội mới 2023
- Làm sao để có sổ bảo hiểm xã hội?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 có thể khẳng định:
– Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm: tội cố ý cũng như tội vô ý; tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định chủ thể của tội phạm đó là người đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng chính sách hình sự giảm nhẹ theo những quy định của Chương XII Bộ luật hình sự năm 2015 (xem bình luận Chương XII Bộ luật hình sự năm 2015).
– Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại một trong các điều luật đã được giới hạn tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu TNHS đối với hành vi chuẩn bị phạm 02 tội danh được quy định tại Điều 123, 168 Bộ luật hình sự (khoản 3 Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015).
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 và so với quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 cho thấy, Bộ luật hình sự năm 2015 đã thu hẹp đáng kể số tội danh người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS (28/314 tội danh); phải chịu TNHS đối với hành vi chuẩn bị phạm 02/314 tội danh như đã phân tích trên. Việc quy định này dựa trên cơ sở cân nhắc không chỉ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà còn cân nhắc đến cả tính phổ biến của hành vi phạm tội do người trong độ tuổi này thực hiện trong thời gian qua cũng như dự báo trong thời gian tới.
Để trở thành tội phạm phải đủ 4 cấu thành quy định dưới đây:
– Về mặt khách quan: Đây là những biểu hiện của tội phạm ra ngoài thế giới khách quan ( là thế giới trực quan của con người, bản thân, con người và vị trí của con người trong thế giới đó) những biểu hiện đó bao gồm các hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ của hành vi dẫn tới hậu quả đó ngoài ra còn gồm cả phương tiện , công cụ, phương pháp, thời điểm… thực hiện tội phạm. Những hành vi khách quan là bắt buộc phải có, tức là phải có hành vi nguy hiểm cho xã hội hành vi đó có thể là hành động hoặc không hành động thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định luật, người thực hiện hành vi cố ý hoặc vô ý.
Về hậu quả, việc thực hiện hành vi phải gây ra hậu quả (hành vi vi phạm xuất hiện trước thời điểm phát sinh hậu quả) tức là chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau, hậu quả phải có thực trên thực tế hậu quả xảy ra gây thiệt hại về tính mạng, vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần và một trong những cái cần xác minh đó là hành vi vi phạm đó xảy ra và tồn tại thời gian, địa điểm nào? Họ dùng những công cụ, phương tiện và phương pháp thực hiện tội phạm đó như thế nào? Đây không phải là dấu hiệu bắt buộc tuy nhiên nó cũng quan trọng trong trường hợp xác định tình tiết định khung.
– Về mặt khách thể: Khách thể của tội phạm như đã nói ở phần 1 đó là những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ, bioj tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Những mối quan hệ đó là: đọc lập; chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; quốc gia; chế độ chính trịm chế độ kinh tế; nền văn hóa; quốc phòng; an ninh; trật tự; an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,….
– Về mặt chủ quan của tội phạm: Ngược lại với mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm hiện hữu bên trong của tội phạm đó, đó là những dấu hiệu về mặt tâm lý, tư tưởng của con người mà gây ra hành vi phạm tội ví dụ như: “Lỗi”; “Động cơ thực hiện”; “Mục đích thực hiện của tội phạm” .
Về “lỗi” thì tùy từng trường hợp có những loại lỗi khác nhau như: lỗi cố ý trực tiếp; lỗi có ý gián tiếp, lỗi do cẩu thả và lỗi do quá tự tin, ngoài ra còn có những sự kiện bất ngờ mà người thực hiện họ không hề biết và thấy được hoặc buộc phải thấy được trước hậu quả của hành vi đó thì trường hợp này không phải chịu trách nhiệm hình sự. Về động cơ và mục đích thực hiện tội phạm, chúng ta thường nhầm lẫn hai dấu hiệu này: Động cơ là động lực thúc đẩy bên trong của người thực hiện hành vi biểu hiện ra bên ngoài còn mục đích là kết quả sau khi thực hiện xong hành vi phạm tội đó.
– Về mặt chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là cá nhân và pháp nhân thương mại. Trong đó, cá nhân là những người đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 còn pháp nhân phải có tư cách pháp nhân; đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự..