Hiện nay nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nên các chính sách về an sinh xã hội ngày càng được chú trọng, trong đó chế độ bảo hiểm xã hội ngày càng được quản lý nghiêm ngặt. Theo đó, người lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ giúp cho người dân được hưởng các quyền lợi khi không may ra rủi ro về sức khỏe hay ốm đau, thai sản, hưu trí… Vậy trong trường hợp “Người chết có lấy được bảo hiểm xã hội” hay không?. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 cụ thể như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, có thể thấy BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.
Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.
Người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi về tiền trợ cấp nhằm bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người tham và gia đình của họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Trong trường hợp người tham gia không muốn tiếp tục tham gia BHXH thì có thể rút BHXH 1 lần khi có yêu cầu. Mức hưởng sẽ căn cứ theo mức tiền lương đóng vào Quỹ hàng tháng và thời gian tham gia theo quy định.
Bảo hiểm xã hội gồm những loại hình nào?
Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Đúng như cái tên của từng loại hình, nếu thuộc các đối tượng mà luật quy định, người lao động và người sử dụng sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc. Còn với BHXH tự nguyện, người lao động có thể chọn tham gia hoặc không tham gia.
Mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Theo quy định hiện hành, tùy thuộc vào loại hình BHXH người lao động tham gia mà sẽ áp dụng tỷ lệ đóng khác nhau. Cụ thể:
Tham gia BHXH bắt buộc:
Cả người lao động và người sử dụng lao động cùng phải đóng BHXH theo các tỷ lệ nhất định được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động:
– Người lao động Việt Nam:
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
Hưu trí-tử tuất | Ốm đau-thai sản | TNLĐ-BNN (*) | Hưu trí-tử tuất | Ốm đau-thai sản | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0.5% | 1% | 3% | 8% | – | – | 1% | 1.5% |
21.5% | 10.5% | ||||||||
Tổng cộng 32% |
– Người lao động nước ngoài:
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
Hưu trí-tử tuất | Ốm đau-thai sản | TNLĐ-BNN (*) | Hưu trí-tử tuất | Ốm đau-thai sản | TNLĐ-BNN | ||||
– | 3% | 0.5% | – | 3% | – | – | – | – | 1.5% |
6.5% | 1.5% | ||||||||
Tổng cộng 8% |
(*) Nếu doanh nghiệp đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận thì chỉ cần đóng 0,3%.
Tham gia BHXH tự nguyện:
Người lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện được tự chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Mỗi tháng, người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm theo mức như sau:
Mức đóng BHXH tự nguyện/tháng | = | 22% | x | Mức thu nhập chọn đóng BHXH | – | Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH (**) |
(**) Từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng:
STT | Đối tượng | % Hỗ trợ | Số tiền hỗ trợ/tháng năm 2021 (đồng) |
1 | Hộ nghèo | 30% | 700.000 x 22% x 30% = 46.200 |
2 | Hộ cận nghèo | 25% | 700.000 x 22% x 25% = 38.500 |
3 | Khác | 10% | 700.000 x 22% x 10% = 15.400 |
Người chết có lấy được bảo hiểm xã hội?
Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng chẳng may bị chết thì người thân của người đóng bảo hiểm sẽ được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần hoặc tuất hàng tháng.
Về mai táng phí
Căn cứ Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 66. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.”
Về trợ cấp tuất
Trường hợp chưa đóng đủ 15 năm
Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
– Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
– Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
– Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Mức trợ cấp tuất một lần
– Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định.
– Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
Trường hợp đã đóng đủ 15 năm
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 15 năm trở lên, hoặc đang hưởng lương hưu mà qua đời, thì thân nhân được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở.
Đồng thời, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Cụ thể:
- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai.
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thân nhân thuộc diện 2, 3, 4 phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
Mức hưởng tuất hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì tỷ lệ này là 70%. Số thân nhân được xét hưởng tối đa không quá 4 người.
Nếu không có thân nhân đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng hoặc có thân nhân đủ điều kiện hưởng hàng tháng nhưng lại có nguyện vọng hưởng tuất 1 lần (trừ trường hợp có con dưới 6 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) thì được giải quyết tuất 1 lần.
Trong đó, mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu. Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu; mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
Trong trường hợp người lao động đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên, hoặc đang hưởng lương hưu chết mà không có thân nhân thì trợ cấp tuất 1 lần thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Người chết có lấy được bảo hiểm xã hội” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo mẫu đơn khởi kiện thuận tình ly hôn… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu phân bón
- Thủ tục mua nhà sổ chung
- Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng
Câu hỏi thường gặp
Điều 4, Luật BHXH quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Đối với người tham gia BHXH bắt buộc:
-Chế độ ốm đau
– Chế độ thai sản
– Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
– Chế độ hưu trí
– Chế độ tử tuất
Đối với người tham gia BHXH tự nguyện gồm:
– Chế độ hưu trí
– Chế độ tử tuất
Bảo hiểm hưu trí bổ sung do chính phủ quy định
* BHXH bắt buộc:
Việc đóng BHXH của người lao động sẽ được thực hiện thông qua người sử dụng lao động. Theo Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng sẽ đóng bảo hiểm theo các phương thức sau:
– Đóng hằng tháng.
– Trả lương theo sản phẩm hoặc khoản: Đóng hằng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần.
* BHXH tự nguyện:
Người lao động được tự chọn một trong các phương thức tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Bước 1. Lập hồ sơ
Thân nhân người lao động lập hồ sơ theo quy định
Bước 2. Nộp hồ sơ
Trường hợp người lao động đang đóng BHXH bắt buộc mà bị chết: Thân nhân nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động. Đơn vị sử dụng lao động tiếp nhận đủ hồ sơ từ thân nhân người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đơn vị đóng BHXH.
Trường hợp người lao động bị chết mà đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc (áp dụng đối với cả trường hợp người bị chết trong thời gian đang đóng BHXH mà đơn vị sử dụng lao động đã thực hiện chốt sổ BHXH nếu thân nhân có nguyện vọng trực tiếp nộp hồ sơ, trừ trường hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) hoặc đang chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp cán bộ xã hàng tháng hoặc tham gia BHXH tự nguyện: Thân nhân nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan BHXH hoặc UBND cấp xã nơi thân nhân cư trú.
Trường hợp người đang hưởng hoặc đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chết: thân nhân nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc UBND cấp xã nơi thân nhân cư trú hoặc nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết
Thân nhân người lao động nêu tại điểm 2,3 bước 2 mục 7.1: nhận tiền trợ cấp và Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng, Quyết định về việc hưởng chế độ tử tuất hàng tháng hoặc Quyết định về việc hưởng chế độ tử tuất một lần.
Đơn vị sử dụng lao động: nhận Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng, Quyết định về việc hưởng chế độ tử tuất hàng tháng hoặc Quyết định về việc hưởng chế độ tử tuất một lần để trả cho thân nhân người lao động đối với các trường hợp nêu tại điểm 1 bước 2 mục 7.1.