Tham gia bảo hiểm y tế là một việc làm cần thiết và có ích không chỉ với bản thân mà còn đối với gia đình và xã hội, đặc biệt là đối với những người cao tuổi. Vậy người cao tuổi không hưởng lương hưu có được cấp bảo hiểm y tế miễn phí không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để có câu trả lời nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014
Người cao tuổi không hưởng lương hưu có được cấp bảo hiểm y tế miễn phí không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 (BHYT), những người lao động đang được hưởng lương hưu sẽ được tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế. Còn với trường hợp người cao tuổi không được hưởng lương hưu cũng có thể được cấp thẻ bảo hiểm y tế nếu thuộc vào đối tượng được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, được quy định tại Điểm g, Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 (Nhóm do ngân sách nhà nước đóng).
Theo đó, các trường hợp hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng được quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP, đó là:
“5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
d) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.”
Mức hưởng bảo hiểm y tế
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng được quy định tại Điều 22 Luật BHYT như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a)100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này…
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2; điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Mốc thời gian liên quan đến mức hưởng BHYT
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
Như vậy, người cao tuổi thuộc một trong các đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng sẽ được cấp thẻ Bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng, khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến theo quy định của Luật bảo hiểm y tế sẽ được Bảo hiểm y tế chi trả 100%. Nếu khám chữa bệnh trái tuyến thì tùy từng trường hợp mà sẽ được hưởng Bảo hiểm y tế với phần trăm tương ứng:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Người cao tuổi không hưởng lương hưu có được cấp bảo hiểm y tế miễn phí không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác để khám bệnh có bị xử phạt?
- Cách mua bảo hiểm y tế tự nguyện online năm 2022
- Cách tra cứu thông tin bảo hiểm y tế mới nhất năm 2022
- Gia hạn bảo hiểm y tế bao lâu có hiệu lực?
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, 6 đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm:
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
– Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
– Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
– Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
– Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất.
Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất.
Người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.