Chào Luật sư X, tôi có một người em ruột năm nay 25 tuổi bị tâm thần và đã bỏ nhà ra đi 03 tháng dù nhà đã ra sức tìm kiếm nhưng không tìm thấy. Nay mới nhận được tin em tôi đi lang thang ở chợ huyện kế bên có mâu thuẫn với một người đàn ông vô gia cư nên đã dùng một tảng đá to để đánh ông ta. Người dân đã kịp thời đưa người đàn ông đi bệnh viện kịp thời nhưng xác định thương tích là 25%. Tôi rất sợ em mình sẽ phải đi tù về tội cố ý gây thương tích. Vậy người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Trách nhiệm hình sự là gì?
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm. Là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.
Dưới góc độ của khoa học pháp lý, trách nhiệm hình sự có các đặc điểm cơ bản sau:
- Trách nhiệm hình sự là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”.
- Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý. Là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.
- Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định.
- Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu Trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là gì?
Năng lực trách nhiệm hình sự( TNHS) là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ khi người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có sự phát triển bình thường về tâm – sinh lý sẽ có năng lựa TNHS khi đã đạt độ tuổi nhất định – tuổi chịu TNHS. Năng lực này có thể sẽ không có hoặc bị loại trừ do mắc các bệnh nhất định liên quan đến hoạt động tâm thần. Người không có năng lực trách nhiệm do mắc bệnh như vậy được gọi là người trong tình trạng không có năng lực TNHS.
Với trường hợp của em trai bạn thuộc trường hợp không có năng lực TNHS. Khi thực hiện hành vi đâm người hàng xóm em trai bạn đang trong khi mắc bệnh sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 21 Bộ luật hình sự 2015:
Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, người mất năng lực trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn:
- Phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần;
- Không có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi; hoặc tuy có khả năng nhận thức hành vi nhưng không có năng lực điều khiển hành vi đó.
Theo quy định trên của pháp luật; người mắc bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi và mất năng lực trách nhiệm hình sự
Người mắc bệnh tâm thần có mặc nhiên được công nhận là mất năng lực hành vi dân sự không?
Theo Điều 22 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc mất năng lực hành vi dân sự:
- Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. - Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Người bị tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tại khoản 2, Điều 49 của Bộ Luật Hình sự 2015 quy định người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Để xử lý trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; cơ quan tố tụng cần phải xác định được năng lực trách nhiệm hình sự của người đó. Trường hợp tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự:
Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, căn cứ vào vụ việc; cơ quan tố tụng cần phải tiến hành các thủ tục để giám định tâm thần đối với người thực hiện hành vi giết người. Căn cứ vào kết luận giám định; cơ quan tố tụng sẽ áp dụng hình phạt hoặc biện pháp khác đối với người thực hiện hành vi giết người.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với những người tâm thần phạm tội họ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có kết luận của hội đồng giám định y khoa kết luận chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu.
Trong trường hợp Hội đồng y khoa cấp có thẩm quyền kết luận giám định họ bị mất năng lực hành vi thì họ sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với trách nhiệm dân sự, người đại diện hợp pháp của người tâm thần sẽ phải thay người phạm tội chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự cho nạn nhân; gia đình của nạn nhân.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật hình sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Người bị tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như ly hôn với người nước ngoài ở việt nam cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Nếu có căn cứ xác định người phạm tội bị tâm thần cần tiến hành giám định pháp y. Căn cứ bào kết quả giám định pháp y để xác định mắc bệnh tâm thần hay không.
Theo Điều 57 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;
d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Tại Khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp phát sinh trường hợp bồi thường thiệt hại như sau
“Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
…
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Để xác định chính xác người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mắc bệnh tâm thần hay không, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 yêu cầu đây là một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định (tại khoản 1 Điều 206).
Nếu kết quả giám định cho thấy người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần thì Viện Kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết quả này đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện.