Chào Luật sư. Vợ chồng em có sở hữu chung một chiếc xe hơi. Hiện nay chồng em đang bị tạm giam. Chồng em muốn ủy quyền cho em toàn quyền định đoạt chiếc xe hơi đó. Vậy Luật sư cho em hỏi đang bị tạm giam thì có thể làm hợp đồng ủy quyền không? Người bị tạm giam có được ủy quyền không theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Điều 142 (Người đại diện theo ủy quyền) của BLDS sửa đổi xác định: Người đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc bị giam giữ có thể ủy quyền cho người khác để đại diện mình thực hiện các giao dịch dân sự (hành vi pháp lý) mà pháp luật không cấm. Để giải đáp thắc mắc của bạn, Luật sư X xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Tạm giam theo quy định của pháp luật
Theo cách giải thích tại Khoản 2, Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; có quy định về cách hiểu của người bị tạm giam như sau: “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ; trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; bao gồm bị can, bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình; mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.”
Tạm giam là gì?
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất; trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Các biện pháp khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo chỉ ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại; hoặc quyền và lợi ích về tài sản; mà không ảnh hưởng đến các quyền tự do khác của công dân; như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do giao tiếp, quyền hội họp.
Còn các biện pháp bắt, tạm giữ cũng là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc; nó cũng hạn chế quyền tự do của công dân nhưng thời gian hạn chế quyền tự do; trong bắt và tạm giữ ngắn hơn nhiều so với tạm giam. Trong vòng 24 giờ sau khi bắt người hoặc nhận người bị bắt người; hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp bắt khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang.
Căn cứ theo quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4, Điều 119 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; có quy định về các trường hợp bắt tạm giam như sau:
“Điều 119. Tạm giam
1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng; mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm; khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
Người bị tạm giam có được ủy quyền không theo quy định?
Theo quy định tại Điều 44 Luật Công chứng 2014 thì:
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, trong trường hợp trên, chồng bạn có thể đề đạt nguyện vọng ký hết hợp đồng với cơ quan đang thụ lý vụ án và lãnh đạo trại tạm giam; nếu được sự chấp thuận của các cơ quan này, chồng bạn sẽ có thể ủy quyền cho bạn toàn quyền định đoạt chiếc xe hơi đó. Việc lập hợp đồng ủy quyền thì bạn cần yêu cầu công chứng viên đến trại tạm giam nơi chồng bạn bị giam giữ để phối hợp với trại tạm giam thực hiện.
Hành vi bị nghiêm cấm trong trại giam quy định thế nào?
Tại Điều 8 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
– Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
– Không chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về tạm giữ, tạm giam, trả tự do.
– Giam giữ người trái pháp luật; trả tự do trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam; vi phạm quy định trong quản lý, canh gác, áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
– Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
Người bị tạm giữ, tạm giam có những quyền gì theo quy định?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ; người bị tạm giam như sau:
– Người bị tạm giữ; người bị tạm giam có các quyền sau đây:
+ Được bảo vệ an toàn tính mạng; thân thể; tài sản; tôn trọng danh dự; nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình; nội quy của cơ sở giam giữ;
+ Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
+ Được bảo đảm chế độ ăn; ở; mặc; đồ dùng sinh hoạt cá nhân; chăm sóc y tế; sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
+ Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
+ Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
+ Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
+ Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
+ Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
Mời bạn xem thêm bài viết
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người bị tạm giam có được ủy quyền không theo quy định?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, mẫu xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, Đăng ký hộ kinh doanh, Xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định Điều 118 BLTTHS thì tối đa người vi phạm bị tạm giữ trong 12 ngày. Trong đó tạm giữ lần đầu là 3 ngày và 2 lần gia hạn tạm giữ mỗi lần là 3 ngày. Gia hạn tạm giữ cần có phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì thời hạn tạm giam không quá 40 ngày; đối với Tòa án nhân dân cấp cao thì thời hạn tạm giam không quá 60 ngày.
Trong trường hợp số tiền trong tài khoản ngân hàng của chồng hoàn toàn không liên quan đến việc bị tạm giam thì được. Trường hợp gia đình muốn rút tiền từ tài khoản ngân hàng của người bị tạm giam thì có thể làm thủ tục ủy quyền khi được chấp nhận của cơ quan thụ lý vụ án và lãnh đạo trại tạm giam.