Lái xe khi buồn ngủ là một vấn đề nghiêm trọng. Cứ 3 người thì có 1 người ngủ gật khi lái xe. Tai nạn giao thông do ngủ gật nhiều khả năng là nguyên nhân chính và có thể gây chết người. Theo thống kê, khoảng 20% số vụ tai nạn giao thông chết người là lái xe khi buồn ngủ. Vậy, Ngủ gật gây tai nạn giao thông có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Bộ luật Dân sự 2015
Nội dung tư vấn
Ai có nguy cơ ngủ gật khi lái xe?
Người có nguy cơ lái xe khi buồn ngủ cao nhất bao gồm:
- Thanh niên
- Đàn ông
- Công nhân làm theo ca
- Lái xe hàng
- Khách du hành thường xuyên.
Ngoài ra còn có những trường hợp như sau:
- Làm việc nhiều giờ
- Ngủ không đủ giấc
- Uống thuốc gây ngủ
- Uống rượu hoặc chất kích thích
- Có vấn đề về giấc ngủ không được điều trị
Quy định pháp luật về thời gian lái xe để tránh ngủ gật gây tai nạn
Khoản 1 Điều 65 Luật giao thông đường bộ quy định: “Không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ”.
Cụ thể hơn, tại Điều 5 của Thông tư 09/2015/TT-BGTVT quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô quy định:
Về phương pháp tính toán vi phạm
* Tính toán vi phạm thời gian lái xe liên tục
– Thời gian lái xe liên tục của một người lái xe được xác định kể từ khi người lái xe bắt đầu điều khiển phương tiện (xe bắt đầu chạy) đến khi xe dừng, đỗ từ 15 phút trở lên hoặc thay đổi lái xe;
– Vi phạm thời gian lái xe liên tục được xác định khi người lái xe điều khiển phương tiện liên tục từ 04 giờ trở lên nhưng không dừng, đỗ xe tối thiểu 15 phút.
* Tính toán vi phạm thời gian làm việc của lái xe trong ngày
Vi phạm thời gian làm việc của lái xe trong ngày được xác định khi tổng thời gian lái xe trong ngày làm việc vượt quá 10 giờ.
Xử phạt hành chính về thời gian lái xe
Theo Nghị định 100/2019 xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực GTĐB, thì mức xử phạt vi phạm hành chính là từ 3-5 triệu đồng đối vơi hành vi:
– Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật GTĐB, cụ thể là tổng thời gian lái xe quá 10 giờ/ngày và lái xe liên tục từ 4 giờ trơ lên không dừng đỗ.
Tuy nhiên, xét hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của hành vi vi phạm của tài xế thì cơ quan tố tụng có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra xử lý người vi phạm theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự về “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” với mức phạt tù có thể lên tới 15 năm tù giam.
Ngủ gật gây tai nạn giao thông có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật?
Với hành vi ngủ gật khi đang lái xe dẫn đến tai nạn chết người thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể, mức phạt cho hành vi ngủ gật khi tham gia giao thông gây hậu quả chết người sẽ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổ, bổ sung năm 2017.
Theo đó, tùy vào tình tiết của vụ việc mà việc xác định mức hình phạt sẽ là khác nhau. Nếu em bạn lái xe làm chết một người hoặc làm tổn thương sức khỏe từ 61% trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Nếu làm chết 2 người thì sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu làm chết 3 người. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Tuy nhiên, việc xác định mức phạt cũng sẽ được giảm nhẹ khi có những tình tiết giảm nhẹ như: Thành khẩn khai báo, khẩn trương cứu người bị hại, hỏi han, bồi thường thiệt hại nhanh chóng cho gia đình nạn nhân, có yêu cầu giảm nhẹ tội từ gia đình nạn nhân,…
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi ngủ gật gây tai nạn giao thông
Ngoài trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự nếu vụ án bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử theo Bộ luật Hình sự, người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất cho những người bị hại, cụ thể:
Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự, người vi phạm sẽ phải bồi thường các chi phí sau nếu: Thực hiện hành vi trái pháp luật (lái xe quá thời gian quy định); có hậu quả xảy ra (làm chết nhiều người); Hành vi vi phạm và hậu quả có mối quan hệ Nhân Quả với nhau; có lỗi của người vi phạm dù là cố ý hay vô ý.
Các khoản phải bồi thường là:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
- Tổng Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết;
- Các khoản chi phí hợp lý khác;
- Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại thì: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Ngủ gật gây tai nạn giao thông có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Học sinh gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Câu hỏi thường gặp
Tai nạn giao thông hay còn gọi là va chạm giao thông được hiểu là những sự va chạm, gây thương tích; hoặc gây nguy hiểm xảy ra khi một phương tiện va chạm; có thể là va chạm với một phương tiện khác, người đi bộ, động vật, mảnh vỡ đường; hoặc vật cản khác, như cây, cột điện hoặc tòa nhà.
Theo quy định Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định độ tuổi của người lái xe; quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;