Trong hành trình lao động và làm việc, không thể tránh khỏi những lúc người lao động phải đối mặt với sự ốm đau, bệnh tật hay tai nạn không mong muốn. Để đảm bảo rằng họ sẽ không bị bỏ lại phía sau trong khoảnh khắc khó khăn này, hệ thống chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội đã được xem như một viên gạch quan trọng trong công trình chính sách an sinh. Chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và đảm bảo sự ổn định tài chính cho người lao động trong thời kỳ khó khăn. Vậy khi nghỉ ốm dưới 14 ngày có phải đóng BHXH không?
Căn cứ pháp lý
Nghỉ ốm dưới 14 ngày có phải đóng BHXH không?
Bảo hiểm xã hội được hiểu như là một hệ thống đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động trong những trường hợp họ bị mất hoặc giảm thu nhập do những tình huống như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc thậm chí là khi họ qua đời. Vậy khi người lao động nghỉ ốm dưới 14 ngày có phải đóng BHXH không?
Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc quy định như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
…
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về quản lý đối tượng như sau:
Quản lý đối tượng
…
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ việc từ 14 ngày trở lên trong tháng thì tháng đó không phải đóng BHXH; đồng thời, tháng nghỉ đó công ty phải làm thủ tục báo giảm. Còn dưới 14 ngày trong tháng thì vẫn phải đóng BHXH theo quy định.
Thời gian nghỉ ốm đau hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động là bao lâu?
Khi người lao động đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội thông qua một phần lương, họ đang tích luỹ một nguồn tài chính dự phòng, để có thể hưởng các khoản tiền bồi thường trong trường hợp gặp khó khăn. Khi họ đối mặt với tình trạng ốm đau hoặc tai nạn gây ra mất thu nhập, hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo một phần thu nhập thay thế để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Thời gian nghỉ ốm đau được Luật Bảo hiểm xã hội 2014 phân chia ra các nhóm như dưới đây
(a) Nghỉ việc khi bản thân bị ốm đau
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động dựa vào điều kiện làm việc và tình trạng ốm đau, cụ thể:
Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường
– Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày.
– Người lao động đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ 40 ngày.
– Người lao động đóng BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ 60 ngày.
Trường hợp làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khu vực có trợ cấp vùng tối thiểu là 0.7 sẽ được nghỉ ốm đau như sau:
– Lao động tham gia BHXH dưới 15 năm được nghỉ tối đa 40 ngày.
– Lao động tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ tối đa 50 ngày.
– Lao động tham gia BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ tối đa 70 ngày.
Trường hợp lao động bị bệnh dài ngày thuộc danh mục bệnh dài ngày do Bộ Y tế quy định sẽ được nghỉ tối đa là 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ tuần của đơn vị). Sau khi hết thời gian nghỉ mà người lao động vẫn phải điều trị tiếp thì sẽ được nghỉ với chế độ thấp hơn nhưng không vượt quá thời gian đóng BHXH.
(b) Nghỉ việc khi con ốm đau
Căn cứ Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp lao động có con bị ốm và được cơ sở y tế xác nhận thì được nghỉ như sau:
– Con dưới 3 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày.
– Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 15 ngày.
Thời gian nghỉ trên được tính cho 1 năm làm việc tại đơn vị. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mà một trong hai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người còn lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.
Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội khi ốm đau
Chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và đảm bảo sự ổn định tài chính cho người lao động trong thời kỳ khó khăn. Khi đối mặt với tình trạng bệnh tật hoặc ốm đau, việc phải nghỉ làm có thể gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập hàng tháng. Chính sách bảo hiểm này giúp người lao động duy trì một phần thu nhập cố định trong thời gian không thể làm việc, giúp họ duy trì cuộc sống hàng ngày mà không phải lo lắng về vấn đề tài chính.
Người lao động đáp ứng đủ các điều kiện hưởng chế độ ốm đau cần thông báo cho doanh nghiệp đồng thời chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ bhxh theo quy định. Theo đó,
Bộ hồ sơ hưởng bhxh chế độ ốm đau đối với người lao động và doanh nghiệp được quy định và hướng dẫn thực hiện theo các Luật sau:
- Khoản 1, 2 Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT
- Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP
Theo đó tùy theo từng trường hợp người lao động cần cung cấp các giấy tờ cần thiết cho Doanh nghiệp để chuẩn bị hồ sơ gửi cho cơ quan BHXH.
1) Trường hợp điều trị nội trú:
a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. (Điều trị nội trú)
- Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử;
- Trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
b) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
2) Trường hợp điều trị ngoại trú:
a) Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (theo mẫu C65-HD)
- Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
- Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ nêu tại tiết 2.1.1 và 2.1.2 điểm này được thay bằng bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Người sử dụng lao động (Doanh nghiệp) lập danh sách hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (theo mẫu 01B-HSB)
Sau đó Doanh nghiệp đại diện cho người lao động gửi hồ sơ đến cơ quan BHXH nơi người lao động tham gia, cơ quan BHXH tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo đúng quy định của Pháp luật.
Tiền trợ cấp chế độ ốm đau BHXH sẽ được chuyển cho doanh nghiệp nơi người lao động làm việc trước khi đến tay người lao động.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Nghỉ ốm dưới 14 ngày có phải đóng BHXH không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý là tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang đất thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Có thể bạn quan tâm
- Bao lâu được nhận bảo hiểm xã hội một lần?
- Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng như thế nào?
- Trường hợp người lao động không được nhận bảo hiểm xã hội một lần
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động và hỗ trợ một phần chi phí điều trị, người lao động ốm đau được hưởng chế độ với mức hưởng:
Mức hưởng hàng tháng = 75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ
Đối với người ốm đau dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng sẽ thấp hơn:
– Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng bảo BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
– Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
– Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
Riêng sĩ quan, quân nhân quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan công an, người làm công tác cơ yếu được hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.
Theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ trong một năm mà trong 30 ngày đầu trở lại làm việc vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 đến 10 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần:
– Tối đa 10 ngày với người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
– Tối đa 07 ngày với người phải phẫu thuật;
– Bằng 05 ngày với các trường hợp khác.
Trong thời gian này, người lao động được hỗ trợ mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Có thể thấy, tuy không may khi gặp rủi ro về sức khỏe nhưng người lao động luôn được người sử dụng lao động và toàn xã hội đồng hành, hỗ trợ một cách tốt nhất để sớm quay trở lại làm việc.
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người được ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là người hành nghề (y, bác sĩ) làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động.
Trường hợp cơ sở y tế đó không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.
Trường hợp người khám, chữa bệnh đồng thời là người đứng đầu hoặc người được ủy quyền ký đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thì người này chỉ cần ký và đóng dấu ở phần “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị” và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám, chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.
Nếu người ký giấy nghỉ ốm này không đúng thẩm quyền thì giấy tờ đó sẽ bị coi là không hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ từ chối giải quyết hưởng chế độ cho người lao động.