Hiện nay, có nhiều lý do để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Phần nhiều trong số đó, người lao động lại chọn cách nghỉ ngang để chấm dứt hợp đồng. Với băn khoăn của nhiều người lao động về vấn đề nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không? Luật Sư X sẽ giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không?
Điểm a khoản 3 Điều 48 BLLĐ năm 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 cũng quy định:
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Do đó, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động không phụ thuộc vào việc người lao động nghỉ việc đúng quy định hay không. Đối với trường hợp người sử dụng lao động cố tình không trả lại sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người lao động có thể làm đơn khiếu nại hoặc tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
Nghỉ việc không báo trước có được chốt sổ BHXH?
Nhiều trường hợp, do người lao động nghỉ ngang nên nhiều công ty đã lấy lý do này không chốt sổ bảo hiểm hoặc yêu cầu người lao động phải bồi thường thì mới chốt sổ BHXH. Đứng trước tình huống này. Người lao động hoàn toàn có thể lựa chọn các cách giải quyết như sau:
- Người lao động Khiếu nại người sử dụng lao động về hành vi không chốt sổ BHXH.
- Người lao động Khởi kiện ra Tòa án.
Khiếu nại
Trước tiên: người lao động có quyền khiếu nại căn cứ vào quy định tại Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Người lao động có quyền đề nghị doanh nghiệp xem xét lại hành vi của mình. Khi có căn cứ cho rằng hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy khi không được chốt sổ bảo hiểm bạn có thể khiếu nại lên chính người sử dụng lao động.
Gửi đơn đến: người có trách nhiệm là người sử dụng lao động.
Trình tự, thủ tục khiếu nại: căn cứ vào Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu về lao động thuộc về người sử dụng lao động:
Thời gian khiếu nại lần đầu như sau:
1.Thời hạn giải quyết là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý đối với các vụ việc thông thường.
2.Trường hợp đặc biệt thời hạn giải quyết có thể lên đến 60 ngày.
Nếu quá thời hạn nêu trên mà khiếu nại không được giải quyết. Hoặc bạn không đồng ý với quyết định này thì có thể khiếu nại lần hai. Lần này đơn gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính:
Thời gian khiếu nại lần hai như sau:
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 02 thông thường là 45 ngày kể từ ngày thụ lý.
2. Trường hợp đặc biệt thời hạn giải quyết có thể lên đến 90 ngày.
Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết trong thời hạn trên. Hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Thì có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.
Tóm lại:
Trong trường hợp không được chốt sổ bảo hiểm. Bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến chính người sử dụng lao động. Nếu không được giải quyết. Hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết đó. Thì có thể gửi khiếu nại lần hai đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.
Khởi kiện
Để không bị rơi vào trường hợp phải khiếu nại nhiều lần dẫn đến mất thời gian. Người lao động có thể chọn hướng giải quyết bằng cách khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Quyền khởi kiện: Người lao động có quyền khỏi kiện căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án:
1. Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
2. Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
3. Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
Điều kiện để khởi kiện: chỉ cần phát sinh tranh chấp trong quan hệ lao động. Trong trường hợp người sử dụng lao động không chốt sổ BHXH thuộc vào loại tranh chấp không bắt buộc hòa giải. Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019.
Có thể bạn quan tâm
- Không được chốt sổ BHXH khi nghỉ việc người lao động cần làm gì?
- Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?
- Người lao động tự ý nghỉ việc, công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty cổ phần; tạm ngừng kinh doanh; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thủ tục chốt sổ BHXH được tiến hành ngay khi doanh nghiệp và người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Khi có quyết định chấp dứt quan hệ lao động thì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tiến hành chốt sổ BHXH cho người lao động để người này được hưởng những lợi ích từ BHXH mà mình đã thực hiện trong suốt thời gian làm việc tại doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm khi hai bên đã chấm dứt quan hệ lao dộng. Người lao động hoàn toàn có thể lựa chọn các cách giải quyết như sau:
1. Người lao động Khiếu nại người sử dụng lao động về hành vi không chốt sổ BHXH.
2. Người lao động Khởi kiện ra Tòa án.