Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi được hưởng từ bảo hiểm xã hội khi chủ thể có tham gia. Nhưng phần lớn mọi người sẽ hiểu bảo hiểm xã hội đối với chế độ thai sản sẽ hỗ trợ khi sinh em bé mà không bao gồm trong quá trình mang thai. Câu hỏi nghỉ dưỡng thai có được hưởng bảo hiểm xã hội theo như quy định pháp luật hay không đang là thắc mắc của rất nhiều người.
Để làm sáng tỏ thắc mắc cũng như làm rõ câu hỏi nghỉ dưỡng thai có được hưởng BHXH hay không? Xin mời quý đọc giả đón xem bài viết dưới đây của Luật sư X ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Khi nào lao động nữ được nghỉ dưỡng thai?
Theo khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ được nghỉ dưỡng thai khi có chỉ định nghỉ của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thêm vào đó, Điều 138 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để nghỉ dưỡng thai.
Thời gian nghỉ dưỡng thai theo diện tạm hoãn hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng ít nhất bằng thời gian được chỉ định nghỉ bởi cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền không có chỉ định cụ thể về thời gian tạm nghỉ thì người lao động và người sử dụng lao động có thể tự thỏa thuận về thời gian nghỉ dưỡng thai mà không bị giới hạn số ngày tối thiểu và tối đa.
Nghỉ dưỡng thai có hưởng BHXH
Với những trường hợp nghỉ dưỡng thai do công việc có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì người lao động sẽ thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động. Lúc này, người lao động sẽ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Nghỉ dưỡng thai theo cách tạm hoãn hợp đồng lao động thì người lao động cũng không được công ty đóng bảo hiểm trong thời gian nghỉ. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền lợi do cơ quan BHXH chi trả.
Tuy nhiên, nếu cần phải nghỉ dưỡng thai do các vấn đề bệnh lý cần phải được khám, điều trị thì người lao động tham gia BHXH bắt buộc có thể tận dụng chế độ ốm đau.
Bởi Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau chỉ yêu cầu người lao động bị ốm đau (không phải là tai nạn lao động) mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Khi nghỉ dưỡng thai theo chế độ ốm đau, người lao động sẽ được thanh toán tiền BHXH theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ : 24 x Số ngày nghỉ
Số ngày nghỉ cụ thể do cơ sở khám, chữa bệnh chỉ định nhưng không vượt quá số ngày nghỉ tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội:
– Người làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ:
- Tối đa 30 ngày làm việc: Nếu đóng BHXH dưới 15 năm.
- Tối đa 40 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
- Tối đa 60 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
– Người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên được nghỉ:
- Tối đa 40 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
- Tối đa 50 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
- Tối đa 70 ngày làm việc: Nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
Người nghỉ dưỡng thai được ưu tiên gì không?
Trong quá trình mang thai, nếu phải nghỉ dưỡng thai, lao động nữ sẽ được ưu tiên hưởng các quyền lợi sau:
(1) Được xét hưởng chế độ thai sản với điều kiện đơn giản hơn.
Theo khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ được xem xét hưởng chế độ thai sản với các điều kiện sau:
– Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên.
– Đã đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (trường hợp khác phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên).
(2) Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước.
Nội dung này được ghi nhận tại điểm đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
(3) Được quyền tạm hoãn hợp đồng lao động không cần công ty đồng ý.
Theo điểm d khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động, người lao động mang thai nếu có xác nhận về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn hợp đồng mà không cần công ty đồng ý nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.
Thời gian nghỉ dưỡng thai là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT, lao động nữ phải nghỉ làm để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ sẽ được cấp một trong các giấy tờ sau đây:
– Trường hợp đã nghỉ việc và phải điều trị ngoại trú: Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được xác định theo tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.
– Trường hợp đang đóng BHXH bắt buộc và phải điều trị ngoại trú: Cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Số ngày nghỉ ghi trên giấy này được căn cứ theo tình trạng sức khỏe của lao động nữ nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.
– Trường hợp phải giám định sức khỏe để nghỉ dưỡng thai: Cấp biên bản giám định y khoa
Thời hạn nghỉ dưỡng thai được thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.
– Trường hợp phải điều trị nội trú: Cấp giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Nếu lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì tại phần ghi chú của giấy ra viện, bác sĩ ghi thêm số ngày nghỉ nhưng cũng chỉ tối đa đến 30 ngày và phải ghi rõ là nghỉ “để dưỡng thai”.
Theo đó, mỗi loại giấy được cấp cho lao động nghỉ dưỡng thai thường chỉ có thời hạn là 30 ngày. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT cũng nêu rõ:
Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Như vậy, nếu lao động nữ cần nghỉ dưỡng thai nhiều hơn 30 ngày thì có thể tiến hành tái khám để được cấp giấy nghỉ dưỡng thai mới.
Từ đó, có thể thấy, thời gian nghỉ dưỡng thai tối đa của lao động nữ không bị giới hạn số ngày nghỉ. Chỉ cần sức khỏe còn yếu và được bác sĩ chỉ định nghỉ dưỡng thai thì lao động nữ vẫn được tiếp tục nghỉ dưỡng thai.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thừa kế bảo hiểm xã hội được không theo quy định 2023?
- Chốt sổ bảo hiểm xã hội bao lâu thì nhận được tiền?
- Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề“Nghỉ dưỡng thai có được hưởng BHXH“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai như sau:
– Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;
b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Căn cứ Điều 138 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy người lao động nữ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi mang thai yếu, tuy nhiên phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Và theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 có nêu thêm như sau:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
…
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo đó, khi mang thai yếu mà có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với công ty đang làm việc.
Với việc trả lương hay không trong thời gian nghỉ dưỡng thai tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên, vì trong thời gian chủ thể không làm việc nên công ty cũng không có trách nhiệm phải trả lương.