Ngày 18 tháng 09 năm 2020; thay mặt Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định ký ban hành Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ công chức, viên chức. Đây được xem là Nghị định hướng dẫn kỷ luật cán bộ công chức mới nhất tính đến hiện tại năm 2022. Vậy Nghị định hướng dẫn kỷ luật cán bộ công chức quy định nội dung gì?
Để làm rõ vấn đề Nghị định hướng dẫn kỷ luật cán bộ công chức quy định về nội dung gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của LuatsuX.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 112/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 19/08/2020 | Ngày hiệu lực: | 20/09/2020 | |
Ngày công báo: | 01/10/2020 | Số công báo: | Từ số 923 đến số 924 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản Nghị định hướng dẫn kỷ luật cán bộ công chức
Nghị định 112/2020/NĐ-CP hay còn gọi là Nghị định hướng dẫn kỷ luật cán bộ công chức có hiệu lực thi hành chính thức kể từ ngày 20 tháng 09 năm 2020.
Kể từ ngày có hiệu lực, Nghị định hướng dẫn kỷ luật cán bộ công chức đã bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
- Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
- Nội dung liên quan đến xử lý kỷ luật viên chức được quy định tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức; và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức;
- Chương 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
- Nội dung liên quan đến xử lý kỷ luật cán bộ được quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức.
Nghị định hướng dẫn kỷ luật cán bộ công chức quy định nội dung gì?
Nghị định hướng dẫn kỷ luật cán bộ công chức quy định nội dung gì? Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định những nội dung cơ bản sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
– Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.
– Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ công chức; viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên; thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm; và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất; trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm; buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ công chức;viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
– Trường hợp cán bộ công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm; thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn; hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành; thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành; thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
– Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung; tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm; các tình tiết tăng nặng; hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu; và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm; vi phạm, hậu quả đã gây ra.
– Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính; hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
– Trường hợp cán bộ công chức; viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
Trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng; cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.
– Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần; danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật; mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm; thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu; nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.
Quy định các hình thức kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công chức
– Áp dụng đối với cán bộ:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Cách chức.
- Bãi nhiệm.
– Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Hạ bậc lương.
- Buộc thôi việc.
– Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Giáng chức.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc
Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
– Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm; nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
– Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo; hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
– Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố; tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra; truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật; trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
– Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
– Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
– Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết; do sự kiện bất khả kháng; hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Tải xuống Nghị định hướng dẫn kỷ luật cán bộ công chức
Bạn đọc có thể xem trước Nghị định 112/2020/NĐ-CP – Nghị định hướng dẫn kỷ luật cán bộ công chức và tải xuống ở đây.
Mời bạn xem thêm
- Pháp luật hiện nay có công nhận giao dịch cho vay tiền ảo không?
- Theo quan điểm luật sư có nên hợp pháp hóa tiền ảo để thu thuế không?
- Mua bán tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không?
- Những rủi ro khi đầu tư tiền ảo. Đầu tư tiền ảo mất có đòi lại được không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nghị định hướng dẫn kỷ luật cán bộ, công chức mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Đăng ký hộ kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 53 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
– Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc có tình tiết phức tạp khác cần thời gian để làm rõ thêm thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 150 ngày.
– Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với:
+Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này;
+ Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);
+Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8 Nghị định này mà tái phạm;
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngán chặn.
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
– Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.