Xin chào Luật sư. Dạo gần đây, tôi hay nghe mọi người nhắc đến văn bản cá biệt. Do chưa hiểu kỹ nên tôi muốn được giải thích nhiều hơn về loại văn bản này. Cho tôi hỏi văn bản cá biệt là gì? Nghị định có phải là văn bản cá biệt không? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc này, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Hiện nay, việc thể hiện ngôn ngữ bằng văn bản là điều phổ biến, thiết yếu trong đời sống; đặc biệt đối với các trường hợp cần đưa ra mệnh lệnh quản lý cần thi hành. Văn bản cá biệt là một khái niệm không hẳn là xa lạ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu được văn bản cá biệt là gì? Đặc điểm của văn bản cá biệt? So sánh văn bản hành chính thông thường, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt?
Căn cứ pháp lý
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản cá biệt là gì?
Văn bản cá biệt là những quyết định mang tính hành chính mệnh lệnh quản lý thành văn; mang tính áp dụng pháp luật hoặc chứa đựng những thông tin điều hành được cơ quan hành chính hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết các công việc cụ thể; xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với đối tượng vi phạm pháp luật; được ban hành trên cơ sở quyết định chung và quyết định quy phạm của cơ quan cấp trên hoặc của chính cơ quan ban hành.
Để dễ hiểu, văn bản cá biệt là loại văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức cụ thể. Ví dụ: quyết định khen thưởng; quyết định kỷ luật; quyết định bổ nhiệm ai đó giữ chức vụ cụ thể….
Đặc điểm văn bản cá biệt
Các đặc điểm của văn bản cá biệt bao gồm:
Văn bản cá biệt thuộc loại văn bản áp dụng pháp luật, do những cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
Đưa ra quy tắc xử sự riêng, cá biệt, một lần đối với cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.
Có tính hợp pháp và phù hợp với thực tế, phù hợp với pháp luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Nếu không có sự phù hợp nêu trên thì văn bản cá biệt sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ; còn nếu không phù hợp với thực tế sẽ khó được thi hành hoặc thi hành kém hiệu quả.
Được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: chỉ thị cá biệt, Quyết định cá biệt, Nghị quyết cá biệt.
Là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp mà thiếu nó nhiều quy phạm pháp luật cụ thể không thể thực hiện được. Nó luôn mang tính chất bổ sung trong trường hợp khi có các yếu tố khác của sự kiện pháp lý phức tạp.
Có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Hai tính chất này là đặc tính cơ bản của quyết định hành chính cá biệt.
Nghị định có phải là văn bản cá biệt không?
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
5. Nghị định của Chính phủ
Như vậy, nghị định là một văn bản quy phạm pháp luật mà không phải là một văn bản cá biệt
Cụ thể:
Nghị định là một loại văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, chủ yếu được Chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Nghị định dùng để: quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập…
Phân biệt văn bản cá biệt và văn bản quy phạm pháp luật
Điểm giống nhau
Được xác lập bằng văn bản.
Được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.
Nội dung thể hiện ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Là những văn bản được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Điểm khác nhau
Về thẩm quyền
- Văn bản quy phạm pháp luật: Được quy định cụ thể, chặt chẽ.
- Văn bản cá biệt: Không được quy định trong văn bản pháp luật riêng mà được quy định trong nhiều văn bản.
Về trình tự thủ tục ban hành
- Văn bản quy phạm pháp luật: Cụ thể, chặt chẽ, cần nhiều thời gian.
- Văn bản cá biệt: Thủ tục ban hành đơn giản hơn rất nhiều so với thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Về nội dung
- Văn bản quy phạm pháp luật: Chứa đựng quy tắc xử sự chung; đặt ra hành vi ứng xử mang tính khuôn mẫu.
- Văn bản cá biệt: Mệnh lệnh cụ thể; dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật để áp dụng giải quyết công việc phát sinh
Về đối tượng thi hành
- Văn bản quy phạm pháp luật: Áp dụng nhiều đối tượng hay 1 nhóm đối tượng.
- Văn bản cá biệt: Áp dụng một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Về phạm vi hiệu lực
- Văn bản quy phạm pháp luật: Thường áp dụng nhiều lần; có hiệu lực trong thời gian dài; tác động phạm vi rộng.
- Văn bản cá biệt: Áp dụng 1 lần; Hiệu lực thời gian ngắn; Tác động phạm vi hẹp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nghị định có phải là văn bản cá biệt không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty ở Việt Nam; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty; bảo hộ logo thương hiệu…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu văn bản hành chính sai thể thức
- Thông tư là văn bản có chức năng nào sau đây?
- Văn bản quy phạm pl là gì? Có mấy loại văn bản quy phạm pl?
- Thể thức văn bản hành chính mới nhất 2019
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật, nghị định là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ ban hành nghị định với nội dung sau đây:
– Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
– Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lí, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
– Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, quản lí xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Không. Vì theo quy định, áp dụng luật khi đã có hiệu lực nếu có lợi cho đối tượng áp dụng, nếu bất lợi thì áp dụng từ thời điểm Nghị định có hiệu lực.