Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/04/2012 và có hiệu lực từ ngày 25/05/2012.
Tình trạng pháp lý của Nghị định 27/2012/NĐ-CP
Số hiệu: | 27/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/04/2012 | Ngày hiệu lực: | 25/05/2012 |
Ngày công báo: | 23/04/2012 | Số công báo: | Từ số 343 đến số 344 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 27/2012/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 27/2012/NĐ-CP
Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; việc áp dụng hình thức kỷ luật; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Theo đó, hình thức kỷ luật công chức được thực hiện dưới 4 hình thức:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc.
Nghị định thay thế Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức đã hết hiệu lực.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
– Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với:
+ Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định 27/2012/NĐ-CP;
+ Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);
+ Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Câu trả lời là có. Trong quá trình làm việc, viên chức phải sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ; không được trốn tránh, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
Theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP và các văn bản có liên quan quy định các trưởng hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật bao gồm:
– Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
– Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
– Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.