Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 178/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải | |
Ngày ban hành: | 15/10/2004 | Ngày hiệu lực: | 07/11/2004 | |
Ngày công báo: | 23/10/2004 | Số công báo: | Số 17 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháplệnh Phòng, chống mại dâm đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 17 tháng 3 năm 2003 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh).
Đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Pháp lệnh
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 2 của Pháp lệnh bao gồm: cơ quan, tổ chức có trụ sở hoặc văn phòng đóng trên lãnh thổ Việt Nam; người nước ngoài, người không có quốc tịch thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống mại dâm và các quy định pháp luật khác có liên quan. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Xem trước và tải xuống Nghị định 178/2004/NĐ-CP
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Môi giới mại dâm bị xử lý như thế nào theo quy định của Bộ luật hình sự?
- Thực hiện hành vi dâm ô với trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Mại dâm trá hình trong tình hình dịch bệnh
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Nghị định 178/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm
“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
1. Mỗi gia đình đều phải có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, giáo dục các thành viên trong gia đình mình về phòng, chống mại dâm;
b) Xây dựng gia đình hoà thuận, sống chung thuỷ lành mạnh;
c) Tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống mại dâm;
d) Phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức hữu quan tiến hành quản lý, giáo dục người có hành vi mua dâm, bán dâm ở tại địa phương.
2. Ngoài trách nhiệm được quy định tại khoản 1 của Điều này, gia đình có người bán dâm còn có trách nhiệm:
a) Quản lý, giúp đỡ, chăm sóc người bán dâm được giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo sự hướng dẫn, giám sát của tổ chức, cá nhân được phân công giúp đỡ và của chính quyền cơ sở;
b) Quản lý, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người bán dâm tái phạm hoặc có hành vi gây mất trật tự an toàn xã hội;
c) Động viên, giúp người bán dâm xoá bỏ mặc cảm, tạo điều kiện để họ hoà nhập cộng đồng.