Chào Luật sư, tôi có nghe về Nghị định 167 về bạo lực gia đình. Tuy nhiên, nội dung của nghị định này có gì đáng chú ý? Hành vi bạo lực gia đình sẽ bị xử phạt thế nào? Tại sao hiện nay tình trạng bạo lực gia đình có dấu hiệu ngày càng tăng lên? Pháp luật có những quy định nào để ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình không? Nghị định 167 về bạo hành gia đình có nội dung nổi bật nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây ra tổn hại với các thành viên khác trong gia đình. Nghị định 167 về bạo hành gia đình có hiệu lực từ khi nào? Nghị định 167 về bạo hành gia đình có nội dung nổi bật nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 167/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng | |
Ngày ban hành: | 12/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 28/12/2013 | |
Ngày công báo: | 01/12/2013 | Số công báo: | Từ số 843 đến số 844 | |
Tình trạng: | Hết hiệu lực: 01/01/2022 |
Tóm tắt nội dung Nghị định 167 về bạo hành gia đình
Nghị định này quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi bạo hành gia đình, cụ thể các hành vi sau:
Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
…
Xem trước và tải xuống Nghị định 167 về bạo hành gia đình
Bạo hành gia đình là gì?
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
– Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ
– Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
– Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
– Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Nguyên nhân bạo hành gia đình là gì?
Từ nhận thức của mỗi người
Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình. Xã hội vẫn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng giới trong gia đình như định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình, vì thế bạo hành phụ nữ, bạo hành trẻ em trong gia đình ngày càng gia tăng. Cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi gia đình và xã hội không nên can thiệp.
Trẻ em khi chứng kiến bạo lực gia đình tạo thành tâm lý cam chịu khi lớn lên và vô tình hình thành suy nghĩ cho rằng bạo hành gia đình như một biện pháp cần thiết để giải quyết mâu thuẫn gia đình. Và sau này lớn lên không tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực và lặp lại những hành vi của người lớn.
Từ nền kinh tế
Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình. Tuy nhiên không phải cứ có khó khăn về kinh tế là nhất thiết phải có bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy nhiều gia đình có mức sống, thu nhập thấp nhưng gia đình vẫn hòa thuận và ngược lại có những gia đình khá giả nhưng bạo lực vẫn xảy ra.
Từ tệ nạn xã hội
Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình. Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia đình xảy ra sau khi người chồng uống rượu hay dùng các chất kích thích. Các chất kích thích làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức của bản thân phán đoán đúng sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy, cau có khó chịu. Lúc đó, chuyện nhỏ cũng hóa thành chuyện lớn và các thành viên trong gia đình dễ dàng xung đột với nhau hơn.
Từ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình.
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trong phòng chống bạo lực gia đình. Một bộ phận lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng của mỗi gia đình.
Đồng thời, chưa xử lý triệt để các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra tại địa phương. Chính quyền chỉ vào cuộc với những vụ bạo lực gia đình có hậu quả nghiêm trọng khi nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân có đơn kêu cứu. Trong công tác hòa giải, thường khuyên phụ nữ nín nhịn mà không triệt để xử lý theo pháp luật người gây bạo lực gia đình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nghị định 167 về bạo hành gia đình có nội dung nổi bật nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, xác nhận độc thân, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Một là, bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên gia đình hoặc những người đã từng có quan hệ gia đình. Vì vậy, phạm vi của bạo lực gia đình khá rộng và có tính bao quát.
Hai là, bạo lực gia đình khó bị phát hiện, khó can thiệp.
Ba là, bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều kiểu loại và dạng thức khác nhau. Có thể là bạo lực gia đình giữa vợ – chồng, cha mẹ – các con, ông bà – các cháu, anh, chị, em trong gia đình với nhau,…
1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.