Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp; lập dự toán ngân sách nhà nước; chấp hành ngân sách nhà nước; kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước và công khai ngân sách, giám sát cộng đồng về ngân sách nhà nước.
Tình trạng pháp lý của Nghị định 163/2016/NĐ-CP
Số hiệu: | 163/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 21/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 01/01/2017 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 163/2016/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 163/2016/NĐ-CP
Nguồn thu của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được thu từ một số nguồn như:
- Tiền thu một số các khoản thuế;
- Khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước;
- Phí thu được từ các hoạt động dịch vụ;
- Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
- Thu từ quỹ dự trữ, nguồn kết dư ngân sách;
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, bán tài sản nhà nước và từ nhiều nguồn khác.
- Bên cạnh đó, Nghị định 163/NĐ-CP còn quy định một số khoản thu mà ngân sách trung ương và địa phương hưởng theo tỷ lệ phân chia phần trăm.
- Nghị định số 163 quy định các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương gồm các nội dung sau:
- Chi đầu tư phát triển;
- Chi dự trữ quốc gia;
- Các khoản chi thường xuyên, chi trả lãi, phí và các chi phí phát sinh từ các khoản tiền vay;
- Chi chuyển nguồn, chi bổ sung cân đối nguồn ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh.
Quỹ dự trữ tài chính được hình thành từ các nguồn:
1. Bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm;
2. Kết dư ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;
3. Tăng thu ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước;
4. Lãi tiền gửi quỹ dự trữ tài chính;
5. Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:
1. Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
2. Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
3. Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
4. Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước;
5. Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
6. Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.