Vì nhiều lý do khác nhau mà người lao động sau nhiều năm nghỉ việc vẫn chưa lấy lại sổ bảo hiểm xã hội. Cho đến khi cần sổ để giải quyết các vấn đề liên quan đến BHXH mới nhận ra và có mong muốn lấy lại sổ BHXH. Xung quanh vấn đề chưa lấy được sổ bảo hiểm tại công ty cũ có câu hỏi rằng nghỉ 2 năm có lấy lại được sổ bảo hiểm không? Để giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn
Căn cứ pháp lý
Nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không?
Trong quá trình tìm hiểu nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không, nhiều người lao động (NLĐ) thường băn khoăn về việc có nên lấy sổ bảo hiểm sau khi nghỉ việc? Hiện nay, nhiều NLĐ cho rằng, sau khi nghỉ việc, sổ bảo hiểm cũ sẽ không còn tác dụng và không thể dùng tiếp được nữa. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ không chính xác.
Theo quy định hiện hành, mỗi cá nhân sẽ chỉ có duy nhất 01 mã sổ sổ BHXH, tương ứng với một quyển sổ duy nhất. Do đó, sau khi nghỉ việc, NLĐ cần nhận lại sổ BHXH từ đơn vị sử dụng lao động. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) sẽ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ cho NLĐ. Trong trường hợp mất sổ, NLĐ sẽ phải đăng ký để làm lại sổ mới.
Sau khi kết thúc hợp đồng lao động, NLĐ cần lấy sổ bảo hiểm của mình vì:
– Sổ BHXH là căn cứ dùng để theo dõi quá trình đóng BHXH của NLĐ. Từ đó làm căn cứ giúp NLĐ hưởng các chế độ, quyền lợi BHXH. Sổ bảo hiểm cũng được làm căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ.
– Sổ BHXH là tài liệu quan trọng, cần có trong một số loại hồ sơ, giấy tờ, thủ tục hành chính.
Vậy nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm là câu hỏi mà nhiều bạn quan tâm. Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết để hiểu rõ quy định pháp luật về nội dung nêu trên
Nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm?
Trường hợp 1: Công ty cũ vẫn còn tồn tại
Người lao động phải quay lại công ty cũ yêu cầu họ chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho mình, bởi căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 thì đây là trách nhiệm của họ.
Nếu công ty cũ cố tình không thực hiện thực hiện, bạn có thể khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Thậm chí, theo điểm d khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp này người lao động còn có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự để đòi lại quyền lợi cho mình.
Trường hợp 2: Công ty cũ đã chấm dứt hoạt động
+ Trường hợp công ty cũ bị giải thể hoặc phá sản, nhưng đã chốt sổ BHXH cho người lao động:
Người lao động có thể làm thủ tục cấp lại sổ BHXH do bị mất để lấy lại sổ BHXH theo quy định tại Điều 27, Điều 29 và Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH:
– Hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Nơi nộp: Cơ quan BHXH nơi mà trước đó người lao động tham gia.
– Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ.
+ Trường hợp công ty cũ đã chấm dứt hoạt động mà chưa chốt sổ BHXH: Người lao động có thể liên hệ với cơ quan BHXH trước đây tham gia BHXH để yêu cầu xác nhận thời gian tham gia BHXH đến thời điểm công ty đã đóng đủ BHXH.
Vậy nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Lấy lại sổ BHXH là quyền lợi của NLĐ và có rất nhiều ý nghĩa. Vì thế, hãy lấy sổ bảo hiểm ngay khi nghỉ việc để tránh những rắc rối về sau bạn nhé.
Thủ tục cấp lại sổ BHXH mới nhất hiện nay
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, việc cấp lại sổ BHXH được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Người lao động cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).
+ Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và thẻ CCCD/CMND/hộ chiếu.
Bước 2: Nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm
Người lao động Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan BHXH, Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử với cơ quan BHXH.
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bước 4: Nhận sổ BHXH
– Lệ phí: Không mất phí.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu báo cáo kết quả công việc trong tháng mới nhất năm 2022
- Mẫu bài thu hoạch đi thực tế mới nhất năm 2022
- Nộp sơ bảo hiểm xã hội bao lâu thì có tiền
- Thực trạng cải cách hành chính ở việt nam hiện nay
- Quy trình lễ kết nạp đảng viên
- Nghỉ thai sản có được tính phép năm không
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như mẫu đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục giải thể công ty mới thành lập, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, cách tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 96 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cụ thể như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
Khoản 2 Điều 97 Luật BHXH năm 2014 quy định về trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng như sau:
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Theo đó, nếu để mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ khác cho mình.