Xin chào Luật sư X. Em tên là Hoàng Hà, em có câu hỏi thắc mắc như sau: Năm nay em 18 tuổi, em vừa tốt nghiệp cấp ba và hiện tại muốn đi làm việc tại công ty ở Thái Nguyên. Do đây là lần đầu xa nhà, xa quê hương để đến nơi đất khách quê người sinh sống và làm việc lâu dài. Em muốn tìm hiểu kĩ về chế độ lương thưởng để không bị bóc lột lao động hoặc dính hình thức lừa đảo khác. Đợt này nếu em đi làm thì sẽ có 02 ngày trùng với ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, vậy Luật sư cho em hỏi: Ngày nghỉ lễ tính lương như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Em xin chân thành cảm ơn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Ngày nghỉ lễ tính lương như thế nào?” của Luật sư X để hiểu rõ hơn quy định về cách tính lương vào ngày nghỉ lễ.
Căn cứ pháp lý
Quy định về ngày nghỉ lễ của người lao động như thế nào?
Điều 112 Bộ luật lao động quy định về nghỉ lễ, tết của người lao động gồm:
– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
– Tết Âm lịch: 05 ngày;
– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch, Quốc khánh.
Ngày nghỉ lễ tết lao động có được hưởng nguyên lương không?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao đông 2019 quy định về việc nghỉ lễ, tết như sau:
– Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
– Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
– Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy theo quy định khi nghỉ tết bạn sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương vào những ngày nghỉ tết mà Thủ tướng Chính phủ quy định. Và phần ngày còn lại được nghỉ tết ngoài quãng thời gian được Thủ tướng Chính phủ quy định thì tuỳ thuộc vào công ty mà bạn sẽ được trừ vào ngày nghỉ hằng năm để được hưởng nguyên lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Ngày nghỉ lễ tính lương như thế nào?
Cách tính lương ngày nghỉ lễ trong trường hợp người lao động không đi làm
– Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
– Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
– Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
– Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
- Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
– Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Do đó, tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết không bao gồm các khoản như: Tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại,…
Cách tính lương ngày nghỉ lễ trong trường hợp người lao động đi làm
Căn cứ vào điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian vào ngày nghỉ, lễ tết.
Tiền lương làm thêm giờ | = | Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường | x | 300% | x | Số giờ làm thêm |
Trong đó, Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định như sau:
- Được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho số giờ thực tế làm trong tháng (không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường và không kể số giờ làm thêm)
- Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không quá 8 giờ/ngày và không kể số giờ làm thêm)
Tiền lương thực trả nêu trên không bao gồm:
- Tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động;
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, NLĐ có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm vào ngày nghỉ, lễ tết.
Tiền lương làm thêm giờ | = | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | x | 300% | x | Số sản phẩm làm thêm |
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức công việc đã thỏa thuận.
Doanh nghiệp bị phạt thế nào khi ép NLĐ đi làm ngày lễ?
Nghỉ lễ là một trong những quyền lợi chính đáng của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trường hợp doanh nghiệp ép người lao động đi làm mà không được sự đồng ý của họ sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý thích đáng. Cụ thể:
– Phạt tới 01 triệu đồng nếu vi phạm với 01 đến 10 người lao động;
– Phạt tới 03 triệu đồng nếu vi phạm với 11 đến 50 người lao động;
– Phạt tới 07 triệu đồng nếu vi phạm với 51 đến 100 người lao động;
– Phạt tới 10 triệu đồng nếu vi phạm với 101 đến 300 người lao động;
– Phạt tới 15 triệu đồng nếu vi phạm với 301 người lao động trở lên;
– Phạt tới 50 triệu đồng nếu buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày.
Ngoài ra, với doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày trong những ngày lễ còn bị đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng.
(Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật lao động. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Ngày nghỉ lễ tính lương như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về xin xác nhận độc thân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Quy chế bảo mật lương đầy đủ như thế nào?
- Quy chế lương thưởng có phải đăng ký theo quy định 2023
- Lương 100 triệu đồng thuế bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao đông 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau:
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Chiều ngày 9/11/2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 với 86,19% đại biểu tán thành.
Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết này là giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng hiện nay (theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP) lên 1,49 triệu đồng/tháng, kể từ thời điểm 01/07/2019.
Theo đó, bảng lương cơ sở năm 2019 sẽ được cập nhật như sau:
Thời điểm áp dụng:
Từ 01/01/2019 – 30/06/2019: 1.390.000 đồng/tháng
Từ 01/07/2019 – 31/12/2019: 1.490.000 đồng/tháng
Như vậy, cũng giống như các năm trước đây, năm 2019 sẽ có một đợt điều chỉnh lương cơ sở vào ngày 01/07/2019. Trong đợt này, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng khá cao so với những đợt trước: 100.000 đồng/tháng.