Người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu vi phạm pháp luật giao thông, thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy nếu bị cảnh sát giao thông phạt cao hơn quy định thì phải làm gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Luật khiếu nại 2011
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Thông tư 65/2020/TT-BCA
Nên làm gì khi bị cảnh sát giao thông phạt cao hơn quy định?
Trong trường hợp, bạn phát hiện cảnh sát giao thông phạt cao hơn quy định ngay tại nơi xử phạt thì có thể tiến hành giải trình trực tiếp với cảnh sát giao thông để giải quyết.
Nếu phát hiện sau hay do khó khăn trong quá trình chứng minh, hoặc cảnh sát giao thông vẫn nhất quyết xử phạt. Bạn có thể vẫn tiến hành nộp phạt; sau đó tiến hành thủ tục khiếu nại, khởi kiện để xem xét lại quyết định đó; lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo.
Việc khiếu nại có thể đúng hoặc không đúng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại. Nếu việc khiếu nại không thành công thì bạn cũng không bị xử phạt.
Trình tự khiếu nại khi bị cảnh sát giao thông phạt cao hơn quy định
Theo Khoản 1 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 quy định về Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính; Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Khi nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiện để kiểm tra
Khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông quy định về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát quy định:
1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Những lỗi vi phạm giao thông không bị phạt tiền?
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ dưới đây có thể chỉ bị xử phạt cảnh cáo:
Trường hợp 1: Người từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô/điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô (khoản 1 Điều 21).
Trường hợp 2: Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ (điểm a khoản 1 Điều 15).
Trường hợp 3: Tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu (điểm b khoản 1 Điều 15).
Trường hợp 4: Thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định (khoản 1 Điều 13).
Nếu thực hiện một trong các hành vi nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính không lập biên bản. Quyết định xử phạt được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản.
Đặc biệt, trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ/người giám hộ của người đó.
Có thể bạn quan tâm:
- Đeo tai nghe để Google Maps chỉ đường khi lái xe máy, có bị phạt?
- Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nên làm gì khi bị cảnh sát giao thông phạt cao hơn quy định?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khiếu nại được hiểu là việc mà công dân, cơ quan, tổ chức; hoặc cán bộ, công chức thực hiện theo thủ tục do Luật này quy định; đề nghị lên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính; của cơ quan hành chính nhà nước, hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định; hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Nếu bạn thấy quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông là sai; thì lúc này người vi phạm có thể đến trụ sở Đội, Phòng cảnh sát giao thông nơi lập biên bản; để đưa ra căn cứ chứng minh rằng mình không vi phạm.
Khi người khiếu nại có đầy đủ chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của họ; thì cán bộ, chiến sỹ cảnh sát giao thông lập biên bản sẽ phải chịu trách nhiệm; và xin lỗi người vi phạm
Đơn khởi kiện;
Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của bạn;
Bản chính quyết định xử phạt…;
Bản chính quyết định giải quyết khiếu nại; hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);
Giấy uỷ quyền (nếu bạn cử người đại diện);
Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có chứng thực hợp pháp);
Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao);