Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc cần được giải đáp như sau. Tôi mới được nhận vào một công ty với công việc yêu thích, nhưng i đang phân vân không biết nên ký hợp đồng có thời hạn hay không có thời hạn? để có thể được hưởng quyền lợi tốt nhất. Mong luật sư có thể cho tôi lời khuyên.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Đây cũng là câu hỏi phổ biến mà chúng tôi hay nhận được từ người lao động. Để có thể tư vấn cho bạn Nên ký hợp đồng có thời hạn hay không có thời hạn? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng lao động được định nghĩa như thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động cụ thể như sau:
“Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”
Người lao động có bị thiệt hại gì không khi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn?
Người lao động có nên ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn không? Một số lưu ý cần biết trước khi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn?
Theo pháp luật có những loại hợp đồng lao động nào?
Căn cứ Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về loại hợp đồng lao động cụ thể như sau:
“Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.”
Nên ký hợp đồng có thời hạn hay không thời hạn?
Thực tế nhiều người lao động luôn có suy nghĩ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn sẽ được nhiều ưu đãi, nhiều chế độ, được ổn định mà không lo bị chấm dứt hợp đồng.
Tuy nhiên, căn cứ các quy định nêu trên, có thể thấy, không có quá nhiều khác biệt giữa người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn.
Khi là một lao động tiềm năng thì doanh nghiệp không ngại để đưa ra những chính sách cũng như kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm giữ chân người lao động, dù người đó có làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hay không.
Đồng thời, nếu khi hết hạn hợp đồng mà trong 30 ngày hai bên không ký hợp đồng mới, người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn vẫn tiếp tục làm việc thì hợp đồng này sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.
Trường hợp hai bên ký hợp đồng mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng không xác định thời hạn.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động hiện nay?
Tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động cụ thể như sau:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
– Ngoài ra, người lao động sẽ được tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Đối với bảo hiểm xã hội thì Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người lao động tham gia làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ một tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khoản 1 Điều 1 Nghị định Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế quy định rằng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên sẽ bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế. Và Điều 43 Luật Việc làm 2013, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên mới được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
– Theo đó, đối với câu hỏi của bạn thì người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay hợp đồng lao động xác định thời hạn đều có các quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc hưởng các chế độ về điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ phúc lợi của công ty…
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Ưu điểm của hợp đồng không xác định thời hạn là gì?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân; giải thể công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mẫu trích lục hồ sơ địa chính …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Rủi ro khi mua đất không có sổ đỏ là gì, xử lý ra sao?
- Cách mua đất không có giấy tờ nhanh, đơn giản
- Ai được nhận thế chấp quyền sử dụng đất theo QĐ
Câu hỏi thường gặp
– Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
– Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động tại Việt Nam là 15 tuổi trừ một số trường hợp đặc biệt theo luật định.
Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 thì người ký kết hợp đồng lao động là:
Về phía người lao động
– Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
+ Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp sau:
Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
Về phía người sử dụng lao động
– Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.