Cho bạn bè, người thân mượn đi lại là việc bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi không phải lòng tốt lúc nào cũng nhận được sự biết ơn từ người khác; không ít người mượn xe người khác không phải vì mục đích đi lại; mà là để đi cầm cố lấy tiền tiêu sài, có lẽ đây là việc xảy ra không hiếm với nhiều người. Vậy hành vi Mượn xe người khác mang đi cầm cố, có phạm tội không ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Mượn xe người khác mang đi cầm cố, có phạm tội không ?
Vay mượn, là những quan hệ pháp luật dân sự cơ bản trong cuộc sống; theo đó thì bên vay mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản đã vay mượn của bên cho vay,mượn theo số lượng; chất lượng mà các bên đã thỏa thuận.
Tại điều 195 Bộ Luật dân sự 2015; quy định về quyền định đoạt tài sản của người không phải chủ sở hữu như sau:
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015; thì rõ ràng người mượn tài sản phải có nghĩa vụ trả lại theo đúng hạn và thỏa thuận của các bên. Đồng thời thì người mượn tài sản cũng không có quyền định đoạt tài sản; nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu.
Theo quy định trên, hành vi Mượn xe người khác mang đi cầm cố khi chưa được sự đồng ý; của người đó là trái pháp luật.
Đồng thời, hành vi này còn được xếp vào một trong những hành vi dùng thủ đoạn gian dối; để chiếm đoạt tài sản. Việc chiếm đoạt tài sản của người khác là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản; được pháp luật bảo vệ và sẽ bị xử lý thích đáng.
Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà thực hiện; hành vi này có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Mời bạn xem thêm
- Hành vi lừa đảo vờ chạy án để chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?
- Cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Tĩnh bị xử lý như thế nào?
Mượn xe người khác mang đi cầm cố có thể bị xử lý hình sự
Căn cứ Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017, việc mượn xe người khác mang đi cầm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi:
- Chiếc xe có trị giá từ 04 triệu đồng trở lên;
- Chiếc xe có trị giá dưới 04 triệu đồng; nhưng người thực hiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi; chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này; hoặc về một trong các tội: cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cồn nhiên chiếm đoạt tài sản,… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính; của người bị hại và gia đình họ.
Mức phạt với tội là này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp: phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếc xe bị chiếm đoạt trị giá từ 50 – 200 triệu đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; tái phạm nguy hiểm… thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm.
Trường hợp chiếc xe bị mang đi cầm cố trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 05 – 12 năm.
Nặng nhất, người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm khi tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, hình phạt bổ sung được áp dụng cho tội này là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, Mượn xe người khác mang đi cầm cố có thể bị phạt tù dến 20 năm; phạt tiền đến 100 triệu đồng.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi Mượn xe người khác mang đi cầm cố
Như đã phân tích, việc mượn xe người khác mang đi cầm là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Trong đó, nếu thực hiện hành vi chiếm đoại tài sản lần đầu và chiếc xe bị mang đi cầm có trị giá dưới 04 triệu thì người thực hiện chỉ bị phạt hành chính.
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác…
Như vậy, áp dụng mức phạt tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; mượn xe người khác mang đi cầm có thể bị phạt tiền đến 02 triệu đồng.
Tóm lại, nếu bị bạn mượn xe mang đi cầm thì người chủ chiếc xe; có thể trình báo cơ quan Công an để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Khi đó, người mượn xe mang đi cầm cố; có thể sẽ bị áp dụng một trong các mức phạt như trên.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Mượn xe người khác mang đi cầm cố, có phạm tội không ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Hành vi chiếm giữ tài sản trái phép là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản đó.
Nếu xác định được người thân của bị cáo có tham gia chiếm đoạt tài sản của bị hại; người thân của bị cáo sẽ bị xử đồng phạm về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tùy thuộc vào vai trò, mức độ của hành vi mà sẽ có những khung hình phạt khác nhau.
Yếu tố “Hợp đồng” rất quan trọng để phân biệt hai tội này. Thứ nhất, hợp đồng một cách hợp pháp, nay thẳng để người bị hại giao tài sản. Sau đó, mới thực hiện hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt. Còn tội lừa đảo là người bị hại bị lừa bởi hành vi gian dối để giao tài sản.