Kinh doanh là một trong những hoạt động thương mại phổ biến. Chúng ta chỉ được kinh doanh những hàng hóa mà pháp luật cho phép. Một số hàng hóa lại cần phải đảm bảo đủ điều kiện mới được kinh doanh. Vậy muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thì phải làm gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thì phải làm gì?
Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật luôn được biết đến với nguồn lợi tương đối lớn bởi nhu cầu và xu hướng thị trường. Tuy nhiên, mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật không phải ai cũng có thể làm được và bạn phải đảm bảo được những điều kiện bắt buộc để bắt đầu kinh doanh.
Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:
Điều kiện về nhân lực
Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 66/2016/NĐ-CP quy định người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có:
- Trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học;
- Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
Cụ thể, Điều 32 Thông ty 21/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn chi tiết những đối tượng là người trực tiếp quản lý (chủ cơ sở buôn bán) thuốc bảo vệ thực vật:
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh; Người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp;
- Một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật;
- Người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định.
Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Có địa điểm hợp pháp, đảm bảo về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đúng theo quy định là điều kiện thứ hai để được buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Chi tiết điều kiện về địa điểm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tại Điều 33 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT:
- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm; Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10m2; Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió;
- Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y; Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
- Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20m; có nền cao ráo, chống thấm, chống ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa; Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định tại Điều 61 của Thông tư này.
- Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có số ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định tại Điều 32 Thông tư này.
Điều kiện kho thuốc bảo vệ thực vật
Kho thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố là một trong 3 điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013. Cụ thể hóa quy định này tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP, Chính phủ quy định như sau:
- Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
- Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20cm.
Hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Các cá nhân, tổ chức đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cần làm hồ sơ và hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh để có thể bắt đầu mở cửa hàng hoặc đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật.
Bước 1: Xin chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề:
- Có văn bằng trung cấp trở lên của một trong những chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham gia vào lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp theo quy định.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề;
- Bản sao hợp pháp bằng tốt nghiệp trung cấp nông, lâm nghiệp trở lên (chuyên ngành trồng trọt, sinh học) hoặc giấy chứng nhận đã tham gia lớp học chuyên môn.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi cư trú hoặc doanh nghiệp quản lý người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề;
- Giấy khám sức khỏe do trung tâm y tế quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh trở lên cấp và giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;
- Ảnh thẻ
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bán buôn thuốc bảo vệ thực vật
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật;
- Bản sao chụp (mang cả bản gốc để đối chiếu) hoặc bản chứng thực Giấy phép kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ cụ thể là thuốc trừ sâu.
- Bản sao chụp (mang cả bản gốc để đối chiếu) hoặc bản chứng thực Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của chủ cơ sở.
- Tờ khai các điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
- Bản sao chụp (mang cả bản gốc để đối chiếu) hoặc bản chứng thực Quyết định phê duyệt + Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc trừ sâu từ 5000kg trở lên).
Cơ quan giải quyết hồ sơ: Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn (01 ngày) làm việc. Hồ sơ không hợp lệ sẽ bị trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ trong thời hạn (02 ngày) làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 5: Thành lập đoàn đánh giá
Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh quyết định thành lập Đoàn đánh giá trong thời gian (03 ngày) làm việc.
Bước 6: Đánh giá thực tế tại cơ sở
Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá (03 ngày), thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
Bước 7: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và yêu cầu khắc phục trong vòng 30 ngày.
Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Học và lấy chứng chỉ hành nghề thuốc bảo vệ thực vật
Bạn phải đăng ký và tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn về thuốc Bảo vệ thực vật cho các đối tượng là nông dân, người có nhu cầu kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV… của Chi cụ Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN-PTNT) của tỉnh.
Bạn sẽ được tìm hiểu về các loại sâu, bệnh hại trên các loại cây trồng; những kiến thức cơ bản về thuốc BVTV; an toàn trong kinh doanh thuốc BVTV; thuốc BVTV với công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường và các vấn đề có liên quan; các văn bản pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh thuốc BVTV…
Nếu đạt yêu cầu sẽ được Chi cục Trồng trọt và BVTV cấp Giấy chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng chuyên môn về thuốc BVTV – một trong những điều kiện bắt buộc khi kinh doanh thuốc BVTV.
Thời gian học tùy từng tỉnh, TB là 3 tháng, mỗi tuần học 1 – 3 buổi. Chứng chỉ này có giá trị toàn quốc nên bạn có thể học bất cứ tỉnh/thành nào có mở lớp, không nhất thiết học ở địa phương.
Sau khi có chứng chỉ, bạn đăng ký kinh doanh, do đầy là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đăng ký KD tại phòng kế hoạch đầu tư huyện (nếu là đăng ký dạng hộ kinh doanh cá thể), còn nếu muốn lập Công ty, doanh nghiệp thì phải lên Sở kế hoạch đầu tư tỉnh xin giấy phép kinh doanh.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tại sao cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ?
- Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp kinh doanh thương mại
- Điều kiện kinh doanh rạp chiếu phim
- Điều kiện kinh doanh hàng nông sản
- Thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thì phải làm gì?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về tạm ngưng công ty, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đơn xác nhận độc thân, tra cứu thông tin quy hoạch, trích lục bản án ly hôn online,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Địa điểm kinh doanh thương mại thường phụ thuộc vào khá nhiều vào việc bạn đã có sẵn mặt phẳng hay chưa. Nếu chưa có và bạn phải đi thuê mặt phẳng thì điều tra và nghiên cứu thị trường nên là yếu tố bạn chăm sóc để bảo vệ năng lực kinh doanh thương mại về sau .
Ví dụ, nếu đối tượng người tiêu dùng người mua mà bạn hướng đến là những người nông dân với những mẫu sản phẩm tương quan đến trồng lúa, cây hoa màu, nông sản thì rõ ràng, khu vực bạn cần đặt shop nên là khu dân cư nghề chính là trồng trọt để tăng năng lực tiếp cận cũng như bảo vệ năng lực tiêu thụ cho shop của bạn .
Đặc thù kinh doanh thương mại của shop thuốc bảo vệ thực vật chính là sự phong phú về loại sản phẩm cũng như tên thương hiệu. Việc quản trị quá nhiều rất dễ gây nên những yếu tố như tổn thất, sai sót và đặc biệt quan trọng là quá hạn dùng. Đó là nguyên do mà một giải pháp quản trị đúng cách là yếu tố vô cùng quan trọng .
Hạn sử dụng là yếu tố không hề đơn thuần trong kinh doanh thương mại thuốc bảo vệ thực vật. Nó tác động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng loại sản phẩm cũng như sức khỏe thể chất con người. Vì vậy, bạn cần đặc biệt quan trọng chú ý quan tâm đến hạn sử dụng của từng mẫu sản phẩm để vô hiệu cũng như có kế hoạch giải phóng tồn dư kịp thời .
Quản lý nợ công cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn theo dõi ngân sách, lệch giá một cách đúng mực cũng như nhìn nhận được hiệu suất cao kinh doanh thương mại của shop. Công nợ cần quản trị gồm có nợ công nhà phân phối khi nhập hàng và nợ công người mua khi diễn ra những hoạt động giải trí mua – bán .
Không. Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y.