Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội như Facebook, youtube, tik tok,… Thường xuyên diễn ra hoạt động livestream để trò chuyện, bán hàng, thậm chí là có những lời lẽ văng tục và mang tính xúc phạm. Theo đó, một trong các đề xuất tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 27/2018/NĐ-CP. Vậy muốn livestream phải thông báo với Bộ Thông tin và truyền thông là như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội hay còn gọi là Social Network là một ứng dụng; hoặc website giúp kết nối mọi người ở bất cứ đâu; bất kỳ ai thông qua dịch vụ internet; giúp người dùng có thể chia sẻ những sở thích và trao đổi những thông tin cần thiết với nhau. Mạng xã hội dành cho mọi đối tượng sử dụng, không phân biệt giới tính, độ tuổi, vùng miền… Người dùng có thể liên kết với nhau dù họ ở bất cứ đâu, chỉ cần có internet.
Theo đề xuất tại dự thảo mới nhất thì tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin qua biên giới có thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam; hoặc có số lượng người tại Việt Nam truy cập thường xuyên; trong 01 tháng từ 100.000 người trở lên; phải thông báo thông tin liên hệ cho Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
Việc khi bạn muốn livestream phải thông báo với Bộ Thông tin và truyền thông liệu có được thông qua?
Muốn livestream phải thông báo với Bộ Thông tin và truyền thông những nội dung gì?
- Tên tổ chức, tên giao dịch; mã số doanh nghiệp (nếu có); địa chỉ trụ sở chính nơi đăng ký hoạt động; địa điểm đặt hệ thống máy chủ chính cung cấp dịch vụ; địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam (nếu có);
- Đầu mối liên hệ: Tên tổ chức, cá nhân đại diện tại Việt Nam, địa chỉ email, điện thoại liên hệ.
Song, các đơn vị nước ngoài cung cấp thông tin qua biên giới. Phải thông tin dưới hình thức mạng xã hội chỉ cho phép các tài khoản; trang cộng đồng; các kênh nội dung tại Việt Nam muốn livestream phải thông báo với Bộ Thông tin và truyền thông; và tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức.
Trách nhiệm xử lý nội dung vi phạm pháp luật cung cấp qua biên giới
Đối với các đơn vị nước ngoài thực hiện việc ngăn chặn và gỡ bỏ nội dung dịch vụ vi phạm; chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Còn với video phát trực tuyến (livestream), các tổ chức, cá nhân nước ngoài; mà thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung vi phạm chậm nhất là 03 giờ; kể từ thời điểm có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quản lý và cấp phép mạng xã hội cần tuân thủ theo quy định như thế nào?
Chỉ các mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội; thì mới có quyền cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream;) hoặc các dịch vụ có phát sinh doanh thu;
Đối với các mạng xã hội mà có số lượng người truy cập thường xuyên thấp có thể xin cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Nếu như có nhu cầu cung cấp dịch vụ phát video trực truyến (livestream); hoặc các dịch vụ có phát sinh doanh thu.
Còn các tài khoản hay các trang cộng đồng, các kênh nội dung trên mạng xã hội trong nước; hoặc mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam; mà có lượng người theo dõi/đăng ký từ 10.000 người trở lên; thì phải thực hiện thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông; và làm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; qua một trong các hình thức sau: Gửi báo cáo trực tiếp, qua đường bưu chính; hoặc qua phương tiện điện tử;…
Đối với các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội trong nước; hoặc mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam; mà có lượng người theo dõi/đăng ký dưới 10.000 người; thì không phải thực hiện thông báo.
Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng dịch vụ phát video trực tuyến (livestream); hoặc tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức; thì vẫn phải thực hiện thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông; và thực hiện theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; qua một trong các hình thức sau: Gửi báo cáo trực tiếp, qua đường bưu chính; hoặc qua phương tiện điện tử.
Muốn livestream phải thông báo với Bộ Thông tin và truyền thông
Theo đó,
- Trường hợp các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội trong nước; hoặc mạng xã hội nước ngoài có lượt theo dõi/đăng ký từ 10.000 người trở lên; Phải thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông; đăng ký thực hiện theo Mẫu số 05 trong mọi trường hợp.
- Trường hợp với các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội trong nước; hoặc mạng xã hội nước ngoài có lượt theo dõi/đăng ký dưới 10.000 người; Chỉ phải thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông; và thực hiện theo Mẫu số 05 khi muốn sử dụng dịch vụ phát video trực tuyến (livestream); hoặc tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu.
Tuy nhiên, các mạng xã hội chỉ cho phép các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung đã thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông; thì mới được sử dụng dịch vụ livestream; và tham gia các dịch vụ xin đăng ký giấy phép mạng xã hội có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức.
Thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội hiện nay
Theo thống kê mới nhất thì hết tháng 6/2021, có 829 mạng xã hội được cấp phép; Song vì số lượng mạng xã hội có từ 01 triệu người sử dụng thường xuyên trở lên chỉ chiếm dưới 5%. Tổng lượng người sử dụng tại Việt Nam của nhóm 10 mạng xã hội hàng đầu Việt Nam có thể đạt tới 80 triệu người (riêng Zalo đã khoảng 60 triệu);
Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng; và phổ biến thì vẫn còn rất hạn chế; so với mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam kể đến như Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, Youtube có khoảng 60 triệu, TikTok khoảng 20 triệu,…
Còn các mạng xã hội xuyên biên giới này chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Các quy định hiện hành đối với hoạt động cung cấp thông tin, dịch vụ qua biên giới vẫn còn nhiều bất cập. Đây cũng là môi trường tồn tại nhiều thông tin vi phạm pháp luật; lan truyền tin giả; gây mất ổn định xã hội và bức xúc trong xã hội; và cũng là gây bất bình đẳng với doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Với nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng mạng xã hội để hoạt động báo chí; hay tổ chức phát trực tuyến (livestream) để cung cấp thông tin sai sự thật; cung cấp xúc phạm uy tín, nhân phẩm tổ chức, cá nhân khác; và thông tin, dịch vụ vi phạm pháp luật, cần sớm bổ sung quy định điều chỉnh.
Bạn đọc có thể tham khảo thủ tục đăng ký giấy phép mạng xã hội; để biết thêm quy trình và hồ sơ xin giấy phép đăng ký mạng xã hội
Hi vọng bài viết Muốn livestream phải thông báo với Bộ Thông tin và truyền thông sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936128102.
Câu hỏi thường gặp
Câu trả là có.
Xét thấy Bà Phương Hằng có lượt theo dõi hơn 500.000 nghìn người đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định. Chính vì vậy, bà Phương Hằng muốn livestream phải thông báo với Bộ Thông tin và truyền thông khi dự thảo này được thông qua.
Các văn bản pháp luật là cơ sở vô cùng quan trọng giúp cơ quan nhà nước kiểm tra, giám sát; và có hướng giải quyết khi gặp trường hợp phát sinh.
Giấy phép mạng xã hội hay còn có tên gọi đầy đủ hơn là giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng (đăng ký giấy phép mạng xã hội).
Đây là giấy phép do Bộ thông tin và Truyền thông cấp cho tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, vận hành, quản lý mạng xã hội và phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện để thiết lập mạng xã hội theo quy định thì mới được cấp phép.
Thứ nhất là đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội (theo mẫu quy định)
Thứ hai, bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,
– Quyết định thành lập;
Thứ ba là đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép
Thứ tư thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội