Xin chào Luật sư X. Do tính chất công việc thường xuyên phải nhậu nhẹt tiếp khách nên tôi có thường xuyên sử dụng rượu bia. Khi ngồi trên bàn nhậu mọi người thường trêu đùa, ép người khác uống rượu, tôi có thắc mắc rằng hành vi ép rượu người khác có phải là hành vi bị nghiêm cấm hay không? Đồng thời mức xử phạt ép uống bia bị đánh hiện nay là bao nhiêu? Tôi biết rằng uống rượu bia gây hại cho sức khoẻ nên đã cố gắng hạn chế nhất có thể. Nay có thắc mắc những vấn đề trên, mong được Luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích.
Căn cứ pháp lý
Ép rượu người khác là một trong các hành vi bị nghiêm cấm?
Tại Điều 5 Luật Phòng chống, tác hại của rượu bia 2019 nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
– Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
– Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
– Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
– Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi; trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan; hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân; học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
– Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
– Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì ép buộc người khác uống rượu, bia là một trong các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, người ép người khác uống rượu, bia có thể bị xử lý đối với hành vi vi phạm này.
Mức xử phạt ép uống bia bị đánh năm 2023 là bao nhiêu?
Việc ép người khác uống rượu bia là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm như đã nêu ở trên. Theo khoản 2 điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi này sẽ bị xử phạt như sau:
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.
Theo đó, mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này có thể lên tới 03 triệu đồng.
Quán nhậu không nhắc khách không lái xe sau khi uống rượu có cũng bị phạt không?
Theo quy định tại khoản 1 điều 35 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, trường hợp khách hàng sử dụng rượu bia, thì cơ sở kinh doanh rượu bia phải có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng không được tham gia giao thông, khi uống rượu bia.
Theo đó, nếu cơ sở kinh doanh không thực hiện việc nhắc nhở khách hàng có thể bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở; theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không nhắc nhở hoặc không có biển cảnh báo; đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.
Như vậy, mức phạt cao nhất đối với cơ sở kinh doanh rượu bia khi không thực hiện nhắc nhở khách say có thể lên tới 05 triệu đồng. Trong trường hợp sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc mua bán rượu bia thì cơ sở kinh doanh còn có thể bị xử phạt tới 15 triệu.
Người uống rượu bia gây thiệt hại, người ép phải bồi thường không?
Đây là một nội dung được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 nhưng không phải ai cũng biết. Theo đó, Điều 596 Bộ luật này quy định, khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Từ quy định trên có thể thấy, hành vi cố ý ép người khác uống rượu, làm người đó mất khả năng nhận thức và gây ra thiệt hại thì người phải bồi thường chính là người ép người khác uống rượu.
Trong trường hợp khác, trường hợp không có ai ép buộc thì người uống rượu sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây ra thiệt hại do say rượu mà mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi (khoản 1 Điều 596).
Tác hại của rượu bia đối với sức khoẻ con người như thế nào?
Độc hại với gan
Gan là cơ quan nội tạng rất quan trọng của con người. Cũng như tim và thận vậy, chúng ta có thể thiếu lách, thiếu dạ dày, nhưng không thể thiếu gan hay tim, thận.
Trước hết, uống rượu bia nhiều có thể khiến gan nhiễm mỡ. Những người uống rượu thường xuyên thường có gan nhiễm mỡ, do đó ảnh hưởng đến chức năng gan.
Có một tỷ lệ người uống rượu hình thành các sẹo xơ trong gan, rồi dẫn đến xơ gan, một loại tổn thương gan tiến triển, không thể đảo ngược lại được, cuối cùng dẫn đến mất hoàn toàn chức năng gan. Bệnh nhân xơ gan cũng bị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khác như nôn ra máu, nhiễm trùng dịch cổ trướng.
1/3 số người có yếu tố di truyền dẫn đến xơ gan. Cơ chế chính xác của căn bệnh này vẫn chưa được hiểu rõ.
Ảnh hưởng đến não và thần kinh
Khi tâm trạng buồn chán, nhiều người thường hay tìm đến rượu để giải tỏa, có thể nhất thời rượu giúp bạn giải sầu, nhưng cuối cùng nó càng khiến bạn phiền não thêm. Người ta uống rượu vì sầu, nhưng càng uống lại càng thêm sầu, nhiều người không thoát khỏi vòng xoáy này, chìm sâu trong men rượu mà không thoát ra được.
Uống rượu thường xuyên có liên quan với trầm cảm, lo âu và nhiều vấn đề tinh thần khác. Gần 1/3 các ca tự tử là có liên quan đến rượu.
Cồn có ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, tất nhiên cũng làm biến đổi não bộ, và sự biến đổi này không như say xong rồi trở lại như bình thường, nó là không thể đảo ngược.
Cồn ảnh hưởng đến những chất dẫn truyền thần kinh, theo chiều hướng khiến người đó ngày càng trở nên lo âu, trầm cảm, căng thẳng và đặc biệt là tính cách xấu xa hơn.
Tăng nguy cơ ung thư
Theo giáo sư Linda Bauld thuộc Trung tâm nghiên cứu thuốc lá và rượu Anh Quốc, thì có bằng chứng xác đáng cho thấy rượu làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như vòm họng, thực quản, gan, ruột và ung thư vú.
Có lẽ nhiều người ngạc nhiên về mối liên hệ giữa cồn và ung thư vú. Tuy nhiên đã có bằng chứng rất rõ ràng chứng minh mối liên hệ này. Chỉ uống một chai rượu mỗi tuần cũng tăng khả năng mắc ung thư vú lên 10%.
Những đồ uống có cồn như rượu, bia khi vào cơ thể thì sẽ được giáng hóa ở gan và tạo thành chất độc hại là acetaldehyde, chất này làm tổn thương ADN của tế bào, do vậy làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Cồn cũng có kết hợp với các tác nhân gây ung thư khác, ví dụ các chất độc trong thuốc lá, khiến nguy cơ ung thư có thể tăng lên nhiều lần.
Thúc đẩy lão hoá da
Các đồ uống có cồn cũng có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn. Khi ngừng uống chắc chắn bạn sẽ trông trẻ đẹp hơn.
Rượu gây lợi tiểu, do đó làm cơ thể, cũng như làn da bị mất nước. Điều này có ảnh hưởng ngay tức thì và kéo dài đối với làn da và tóc.
Mất nước khiến da khô và tóc xơ dễ gãy, đồng thời uống quá nhiều rượu làm cạn kiệt sắt trong cơ thể, khiến làn da bạn xanh sao, thiếu sức sống, tóc dễ gãy rụng hơn.
Bởi cồn làm cạn kiệt vitamin C và vitamin A của cơ thể, nên làn da cũng kém hồi phục trước những tác nhân lão hóa của môi trường như ánh nắng và các chất ô nhiễm.
Uống nhiều đồ uống có cồn cũng khiến làn da mỏng hơn, do vậy khi nhìn gần sẽ dễ thấy những mạch máu dưới da.
Có thể bạn quan tâm:
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật hành chính. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mức xử phạt ép uống bia bị đánh năm 2023 là bao nhiêu?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về giá thuê dịch vụ thám tử. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về địa điểm không bán rượu, bia như sau:
Cơ sở y tế.
Cơ sở giáo dục.
Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
Cơ sở bảo trợ xã hội.
Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
Theo quy định pháp luật, người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là vi phạm quy định pháp luật. Do đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được phép dùng rượu bia. Đồng thời, pháp luật cũng nghiêm cấm hành vi bán, cung cấp, khuyến mại rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi và sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu bia.
Căn cứ Điều 31 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:
– Bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật;
– Mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi kinh doanh rượu bia trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia từ 01 đến 03 tháng.
Như vậy trong trường hợp cá nhân bán rượu bia tại nói không được bán sẽ bị phạt từ 05 đến 10 triệu đồng; mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt cá nhân theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.