Chào luật sư! Tôi nhận thấy rằng hiện nay đất nước đăng ngày càng hiện đại hóa; theo sát sự phát triển của công nghệ; thể hiện thông qua việc làm căn cước công dân gắn chíp; thẻ ngân hàng gắn chíp;… Tôi muốn hỏi rằng có phải từ năm 2022 chính phủ thực hiện tích hợp nhiều loại giấy tờ vào căn cước công dân không? Như vậy là mục tiêu đến năm 2022 có thể sử dụng căn cước công dân thay các giấy tờ cá nhân có phải không? Rất mong luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân từ 2022 như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Cơ sở của mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân
Theo quy định tại Điều 20 Luật căn cước công dân; Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ; để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Nên cơ sở của mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân; hay nói cách khác là cơ sở của mục tiêu tích hợp căn cước công dân với các loại giấy tờ khác là rất hợp lý; tiến bộ và có cơ sở.
Thẻ CCCD có gắn chip điện tử; còn gọi là thẻ căn cước điện tử (e-ID) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam; có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện; xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Nó có giá trị chứng minh về căn cước công dân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
1 công dân bên cạnh thẻ CCCD thì có nhiều loại giấy tờ cá nhân khác nhau như: giấy phép lái xe; thẻ bảo hiểm y tế; giấy phép hành nghề;… Chình vì vậy khi thực hiện 1 giao dịch đòi hỏi cần phải đem theo nhiều loại giấy tờ chứng minh; hay việc thực hiện các thủ tục hành chính rườm rà (thủ tục công chứng, chứng thực; thủ tục cấp mới, cấp lại;…).
Có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân có đúng không?
Thủ tướng vừa ký quyết định phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư; định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025; tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là đề án).
Theo đề án nhằm ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hệ thống định danh và xác thực điện tử; thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip để giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác; bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Có thể bạn quan tâm:
- Tích hợp BHYT và CCCD từ ngày 01/01/2022
- Tra cứu Căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa theo cách nào?
- Các trường hợp miễn lệ phí khi làm Căn cước công dân gắn chíp
Như vậy; đề án đã đề ra mục tiêu rõ ràng; cụ thể nên việc sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân là hoàn toàn có thể. Theo đề án; mục tiêu có thể sử dụng CCCD thay giấy tờ cá nhân được chia lộ trình thực hiện trong nhiều giai đoạn; cụ thể như sau:
Các giai đoạn của mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân
Trước mắt, trong năm 2022:
- Đề án đặt mục tiêu bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân bằng việc tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; từ đó người dân chỉ cần sử dụng thẻ CCCD và ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID).
- Trong đó; tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: bảo hiểm y tế; giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề; tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức…
- 100% dữ liệu công dân sẽ được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cấp số định danh cá nhân và được cấp thẻ CCCD gắn chip trong độ tuổi.
- Đặc biệt; đề án đặt mục tiêu hoàn thành việc kết nối; chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu thuế để phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thuế; giúp 100% người nộp thuế không phải khai báo lại các thông tin thay đổi đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đến giai đoạn 2022 – 2023:
Đề án hướng tới tích hợp; phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi (ví điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước…) lên ứng dụng VNEID; mã QR của thẻ CCCD gắn chip.
Ý nghĩa của mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân
Chắc hẳn nhiều người cũng băn khoăn về ý nghĩa của việc thục hiện mục tiêu trên; bởi lẽ họ lo ngại về vấn đề nếu làm mất thẻ căn cước công dân gắn chíp; thì đồng nghĩa với việc mất các loại giấy tờ khác; gây bất tiện; khó khăn trong thời gian chờ làm lại;… Tuy nhiên; nhìn chung mục tiêu tích hợp căn cước công dân với các giấy tờ cá nhân có rất nhiều lợi ích như sau:
- Căn cước công dân gắn chíp có tính bảo mật rất cao; nên việc tích hợp CCCD với các giấy tờ cá nhân khác cũng dẫn đến các giấy tờ còn lại cũng có tính bảo mật cao; trên chíp có thực hiện ký số; có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học do vậy khó làm giả. Qua đó; thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác; giảm thiểu mọi nguy cơ về làm thẻ căn cước công dân giả; đảm bảo an toàn bảo mật; nhất là trong các giao dịch tài chính.
- Tiếp theo; việc tích hợp CCCD gắn chíp với nhiều loại giấy tờ cá nhân như bảo hiểm; giấy phép lái xe;.. tạo nên sự thuận tiện cho công dân; chỉ cần mang theo CCCD gắn chíp; mà không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước… Đồng thời; công dân cũng không còn tốn kém thời gian, chi phí công chứng; chứng thực giấy tờ như trước; do thẻ có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công và tư nhân.
- Việc tích hợp chíp điện tử trên thẻ CCCD cũng đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên thẻ sau khi phát hành vì đã có dữ liệu điện tử. Giảm bớt các thủ tục hành chính liên quan đến việc làm và cấp lại nhiều loại giấy tờ. Ngoài ra; còn góp phần bảo vệ môi trường…
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân từ 2022. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
Số thẻ căn cước công cước dân là số định danh cá nhân và không được thay đổi. Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Như vậy, công dân phải thực hiện đổi thẻ khi thay đổi họ tên, giới tính, quê quán, nhân dạng; sai sót thông tin hoặc thẻ căn cước công dân bị hỏng. Trường hợp công dân thực hiện thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân; khi bị mất thẻ hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, không quy định công dân phải làm thủ tục cấp; hoặc đổi thẻ căn cước mới do thay đổi nơi đăng ký thường trú. Do đó, nếu người dân đang dùng Căn cước công dân mà thay đổi nơi thường trú; thì người dân không phải xin cấp đổi, cấp lại Căn cước công dân.