Chào Luật sư X, tôi năm nay 32 tuổi, hiện đang cư trú tại quận 3, Tp. Hồ Chí Minh hiện đang là một cán bộ trong tổ chức công đoàn tại một công ty TNHH xuất nhập khẩu giày da, giày thể thao sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo,… Tôi có nghe nói hiện nay quy định về mức phụ cấp công đoàn năm 2023 đã có nhiều sự thay đổi so với mức phụ cấp quy định trước đó. Trong đó, mức phụ cấp công đoàn năm 2023 đã được nâng cao hơn. Vậy mức phụ cấp công đoàn năm 2023 là bao nhiêu? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 5692/QĐ-TLĐ
- Luật công đoàn năm 2012
Khái niệm tổ chức công đoàn là gì theo quy định?
Khái niệm tổ chức công đoàn
Định nghĩa tổ chức công đoàn là gì được giải thích tại Luật công đoàn năm 2012 như sau:
– Công đoàn là một tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vai trò của tổ chức công đoàn
– Tổ chức công đoàn đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
– Đồng thời, tổ chức công đoàn thực hiên tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
– Tổ chức công đoàn có vai trò tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn
Tổ chức công đoàn là gì được xây dựng và tổ chức quản lý, hoạt động tuân theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Hệ thống của tổ chức công đoàn
Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có:
– Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Cấp Trung ương.
– Công đoàn các cấp:
- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở
- Công đoàn cơ sở:
Là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận
Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, chính trị xã hội – nghề nghiệp, xã hội – nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp.
Nguyên tắc hoạt động của tổ chức công đoàn
– Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
– Đại hội Công đoàn cấp đó có quyền quyết định cao nhất tại mỗi cấp của tổ chức công đoàn.
– Ban Chấp hành Công đoàn các cấp hoạt động theo nguyên tắc tập thể Lãnh đạo, cá nhân phụ trách, biểu quyết theo đa số và cấp dưới tuân theo mệnh lệnh cấp trên.
– Nghị quyết của Công đoàn các cấp phải được thông qua theo đa số và được đảm bảo để Nghị quyết có thể được thi hành một cách nghiêm chỉnh.
Cán bộ công đoàn cơ sở nào được nhận phụ cấp trách nhiệm?
Tổng Liên đoàn Lao động ban hành Quyết định 5692/QĐ-TLĐ ngày 08/12/2022 quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Quyết định 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021.
Quy định nêu rõ, đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm gồm:
- Chủ tịch và phó chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
- Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
- Tổ trưởng, tổ phó công đoàn.
Mức phụ cấp công đoàn năm 2023 là bao nhiêu?
Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở
Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở được xác định theo số lượng đoàn viên công đoàn, kết quả nộp đoàn phí công đoàn của năm trước liền kề, thực hiện theo khung số lượng đoàn viên như sau:
– Đối với chức danh chủ tịch công đoàn cơ sở:
Số lượng đoàn viên công đoàn(lấy số liệu cuối năm trước làm cơ sở xác định phụ cấp) | Hệ số phụ cấp trách nhiệm tối đa đối với chức danh chủ tịch CĐCS | |
Khu vực doanh nghiệp và CĐCS ngoài khu vực nhà nước | Khu vực hành chính sự nghiệp nhà nước | |
Dưới 50 đoàn viên | 0,10 | 0,14 |
Từ 50 đến dưới 200 đoàn viên | 0,20 | 0,28 |
Từ 200 đến dưới 500 đoàn viên | 0,30 | 0,35 |
Từ 500 đến dưới 1.000 đoàn viên | 0,40 | 0,45 |
Từ 1.000 đến dưới 2.500 đoàn viên | 0,50 | 0,60 |
Từ 2.500 đến dưới 5.000 đoàn viên | 0,60 | 0,80 |
Từ 5.000 đến dưới 10.000 đoàn viên | 0,70 | 1,00 |
Từ 10.000 đến dưới 20.000 đoàn viên | 0,80 | – |
Từ 20.000 đến dưới 30.000 đoàn viên | 0,90 |
– Đối với các chức danh cán bộ công đoàn cơ sở khác.
Hệ số phụ cấp này sẽ do ban chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ nguồn chi được duyệt để cụ thể hóa hệ số chi phục cấp trong quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở, theo khung số lượng đoàn viên, đối tượng được chi phụ cấp, xếp thứ tự ưu tiên gắn với trách nhiệm từ cao đến thấp (chủ tịch, phó chủ tịch,…) và đánh giá kết quả hoạt động của đối tượng hưởng phụ cấp.
Thời gian tính chi phụ cấp có thể thực hiện theo tháng, quý, 6 tháng hoặc năm.
Theo quy định trên thì hệ số phụ cấp trách nhiệm cao nhất là 1,00 (áp dụng với chủ tịch công đoàn).
Mức lương làm cơ sở tính hưởng phụ cấp trách nhiệm
- Công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp nhà nước:
Mức phụ cấp hằng tháng = Hệ số phụ cấp trách nhiệm x Mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở 2023 áp dụng như sau:
- Từ ngày 01/01 – 30/6/2023: 1.490.000 đồng/tháng.
- Từ ngày 01/7/2023: 1.800.000 đồng/tháng.
Theo mức lương cơ sở nêu trên thì phụ cấp trách nhiệm cao nhất cho cán bộ công đoàn cơ sở trong khu vực nhà nước là 1.800.000 đồng/tháng (áp dụng từ ngày 01/7/2023).
Còn mức phụ cấp trách nhiệm cho chủ tịch công đoàn cơ sở trong khu vực hành chính sự nghiệp đối với đơn vị dưới 50 đoàn viên tối đa là 252.000 đồng/tháng (áp dụng từ ngày 01/7/2023).
- Công đoàn cơ sở doanh nghiệp và công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước:
Mức phụ cấp trách nhiệm hằng tháng = Hệ số phụ cấp trách nhiệm x Mức lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Trong đó, lương tối thiểu vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; vùng II là 4.160.000 đồng/tháng; vùng III là 3.640.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng).
Theo mức lương tối thiểu vùng cao nhất là 4.680.000 đồng/tháng thì mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất cho cán bộ công đoàn cơ sở lên tới 4.680.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Mức phụ cấp trách nhiệm vừa nêu áp dụng với chức danh chủ tịch công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp có từ 30.000 đoàn viên trở lên.
Đối với những công đoàn cơ sở doanh nghiệp và ngoài khu vực nhà nước có số lượng đoàn viên thấp hơn thì mức phụ cấp sẽ giảm dần xuống mức thấp nhất là 468.000 đồng/tháng (tương ứng với doanh nghiệp có dưới 50 đoàn viên và địa bàn áp dụng lương tối vùng I).
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mức phụ cấp công đoàn năm 2023 là bao nhiêu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Ly hôn nhanh Bắc Giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động.
Doanh nghiệp không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở đều phải đóng kinh phí công đoàn là 2% trên quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Theo Điều 7 Luật Công đoàn 2012 quy định: Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp. Trong đó, công đoàn cơ sở là cấp được tổ chức trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động. Ngoài ra, Điều 6 Luật này nêu rõ, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp có thành lập công đoàn hay không hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của tập thể lao động mà không phải là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Thực tế, trong mỗi doanh nghiệp, việc có một tổ chức đại diện cho tập thể lao động thực sự là cần thiết, bởi không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công. Đồng thời, tổ chức này sẽ thay mặt cho người lao động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng trước người sử dụng lao động