Xin chào Luật sư X, gần đây khi lướt mạng xã hội tôi bắt gặp nhiều trường hợp công ty vi phạm hợp đồng sau đó bị phạt vi phạm. Tuy nhiên đối với nhiều trường hợp mà tôi được biết thì mức phạt quy định khác nhau. Tôi sau đó có tìm hiểu về mức phạt vi phạm hợp đồng nhưng vẫn chưa nắm rõ các quy định này. Vậy khi nào thì sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng và mức phạt tối đa khi vi phạm hợp đồng là bao nhiêu? Xin được tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là vi phạm hợp đồng?
Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là những nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng hoặc được pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó quy định.
Các dạng vi phạm hợp đồng hiện nay?
Vi phạm về chủ thể đối với hợp đồng đã giao kết
Dạng vi phạm này được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:
– Không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng cho bên kia.
– Không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng.
– Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận đã được ghi nhận trong hợp đồng.
Vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng
Dạng vi phạm hợp đồng này thường được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:
– Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng chủ thể. Nghĩa là người tham gia giao kết không có tư cách để ký kết hợp đồng
– Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định. Việc vi phạm thể hiện ở chỗ những hợp đồng bắt buộc phải làm thành văn bản, phải công chứng, phải chứng thực nhưng lại không thực hiện đúng.
– Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm. Nhiều trường hợp các bên tham gia ký kết không am hiểu những hàng hóa hoặc các giao dịch bị pháp luật cấm hoặc hạn chế nên vẫn ký kết dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.
– Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này.
– Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định do một hoặc nhiều bên đã có sự lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi thế tuyệt đối cho mình.
Một số biện pháp xử lý hành vi vi phạm hợp đồng
Biện pháp thương lượng – hòa giải
Xuất phát từ một đặc tính quan trọng của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng sự thống nhất ý chí giữa các bên khi xảy ra tranh chấp hợp đồng.
Việc thương lượng – hòa giải nếu đạt được kết quả sẽ là giải pháp tốt nhất cho các bên như không phải nộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng,… và làm hài lòng các bên tranh chấp.
Biện pháp đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng
Nếu biện pháp thương lượng – hòa giải không đem lại hiệu quả thì đơn phương hủy bỏ hợp đồng sẽ là biện pháp xử lý vi phạm cần thiết.
Biện pháp này nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả nếu tiếp tục thực hiện trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm.
Trong trường hợp bắt buộc phải áp dụng biện pháp này mà gây ra thiệt hại cho bên vi phạm thì không phải bồi thường thiệt hại.
Biện pháp yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết
Tòa án và Trọng tài thương mại là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên bị vi phạm.
Cho nên nếu việc tranh chấp xuất phát từ hợp đồng mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại (chỉ áp dụng đối với tranh chấp hợp đồng kinh doanh – thương mại) giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình trong thời gian luật định.
Khi yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết thì các bên phải tuân thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp.
Biện pháp yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự
Nếu có đủ cơ sở xác định bên đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm, thì các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát sẽ:
– Khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử tại Tòa án;
– Buộc người chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phạt và phải trả lại hoặc bồi thường những tài sản bị chiếm đoạt, những thiệt hại cho người bị hại.
Mức phạt tối đa vi phạm hợp đồng là bao nhiêu?
Mức phạt vi phạm hợp đồng được các bên tự thỏa thuận, nếu cao hơn mức cho phép quy định trong luật thì phần vượt quá hơn sẽ không được áp dụng.
Mức phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự
– Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng dân sự, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
– Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Như vậy, các bên trong hợp đồng dân sự chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận. Căn cứ theo điều 418 Bộ Luật dân sự 2015 quy định.
Mức phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại
– Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005.
– Mức phạt vi phạm: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.
– Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định khác.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định khác.
Như vậy, các bên trong hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận.
Mức phạt vi phạm trong hợp đồng xây dựng
– Phạt vi phạm hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
– Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan khác.
Như vậy, các bên trong hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận.
Có thể bạn quan tâm
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mức phạt tối đa vi phạm hợp đồng là bao nhiêu?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ làm giấy xác nhận độc thân… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, có nhiều loại hợp đồng phát sinh trong quá trình giao dịch, dưới nhiều hình thức khác nhau và tên gọi khác nhau. Tuy nhiên ta có thể quy về ba loại hợp đồng sau đây:
Hợp đồng dân sự: Được quy định rõ các điều khoản dưới sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự năm 2015
Hợp đồng thương mại: Chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2019.
Hợp đồng xây dựng: Chịu sự tác động, điều chỉnh của Luật Xây dựng năm 2014.
Phạt vi phạm là một chế tài được áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng nếu các bên có thoả thuận. Do đó, điều kiện để phát sinh chế tài là phải có hành vi vi phạm được thoả thuận. Khi hành vi này xảy ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải nộp khoản tiền phạt các bên đã thoả thuận. Việc áp dụng phạt vi phạm không làm triệt tiêu quyền đòi bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Thực tiễn xét xử, trong các vụ án kinh doanh, thương mại, khi các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm trên 8% nghĩa vụ bị vi phạm, các Tòa án thường căn cứ vào Điều 301 Luật Thương mại 2019 để ấn định mức phạt tối đa là 8% nghĩa vụ bị vi phạm mà không có lập luận gì nhiều về phần vượt quá và đa số các bản án đều nhận định việc “thỏa thuận mức phạt cao hơn 8% nghĩa vụ bị vi phạm là không phù hợp”.
Để có bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn xử lý đối với trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vượt quá “mức trần” mà luật liên quan quy định tương tự như quy định tại đoạn thứ hai khoản 1 Điều 468 BLDS 2015, đó là trường hợp mức phạt vi phạm theo thỏa thuận vượt quá mức phạt giới hạn được quy định trong luật liên quan thì mức phạt vượt quá không có hiệu lực.
Khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.