Thương hiệu là một trong những đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật Quốc gia và Quốc tế quan tâm bảo hộ. Cùng với sự phát triển của kinh tế, các hành vi xâm phạm đến thương hiệu ngày càng gia tăng, nhất là hành vi giả mạo thương hiệu. Mức phạt giả mạo thương hiệu doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP
Đăng ký thương hiệu là gì?
Cá nhân, tổ chức đã được cấp văn bằng bảo hộ, khi đó thương hiệu của chủ sở hữu chính là thương hiệu độc quyền. Với tư cách là thương hiệu độc quyền, chủ sở hữu có quyền sử dụng mà không có chủ thể nào được xâm phạm đối với thương hiệu đó trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
+ Chủ sở hữu có quyền sở hữu, sử dụng và khai thác logo, nhãn hiệu, thương hiệu của mình trong phạm vi bảo hộ theo luật định;
+ Được bảo hộ, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan pháp luật bảo vệ, khi có hành vi xâm phạm cũng như hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Tại sao phải đăng ký thương hiệu?
Việc đăng ký thương hiệu là một việc làm quan trọng và cấp bách với chủ sở hữu để có thể bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chúng tôi sẽ nêu 1 số lý do tại sao khách hàng cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
– Chứng minh được quyền sở hữu thương hiệu của chủ sở hữu với bên khác;
– Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;
– Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;
– Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký;
– Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;
– Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;
Việc gắn thương hiệu lên 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ cụ thể nào đó sẽ giúp khách hàng, người sử dụng sản phẩm dễ dàng phân biệt được đâu là sản phẩm của Công ty A hoặc đâu là sản phẩm của Công ty B.
Khi sản phẩm trở thành phổ biến với người tiêu dùng, đó cũng là lúc sẽ có thể xuất hiện sản phẩm tương tự với thương hiệu, dẫn đến việc khách hàng dễ nhầm lẫn hoặc không thể phân biệt được đâu là sản phẩm “chính hãng”. Điều này sẽ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng và dẫn đến việc khách hàng dừng sử dụng sản phẩm.
Do đó, để bảo vệ được thương hiệu sản phẩm của mình, tránh việc bị bên khác làm “nhái” hoặc làm “giả”, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra.
Với mỗi thương hiệu đã được đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn dễ dàng. Do đó, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho chủ sở hữu có đủ thời gian để phát triển sản phẩm và xây dựng chiến lược lâu dài cho sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Mức xử phạt giả mạo thương hiệu doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy nhiều tổ chức, cá nhân vì mục đích thu lợi bất chính hoặc làm giảm uy tín để cạnh tranh không lành mạnh mà xâm phạm nghiêm trọng đến thương hiệu của các tổ chức, cá nhân đã được đăng ký bảo hộ thông quan hành vi giả mạo thương hiệu đó. Đây là hành vi vi phạm pháp luật vè tuỳ theo mức độ vi phạm việc giả mạo sẽ có thể bị xử lý hành chính hoặc tra cứu trách nhiệm hình sự
Xử lý hành chính
Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, căn cứ vào mục đích của hành vi giả mạo nhãn hiệu, cá nhân có thể bị xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hoặc sản xuất hàng hoá giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá
Điều 11 Nghị định quy định như sau:
Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý hình sự
Giả mạo nhãn hiệu, thương hiệu hàng hoá là hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước trong hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh mà còn xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ. Do đó, hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hoá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 BLHS) hoặc Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS)
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mức phạt giả mạo thương hiệu doanh nghiệp năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; cấp phép bay flycam hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, trích lục hộ khẩu cũ, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Thời gian thẩm định: Trong thời hạn 9 tháng.
Giai đoạn này là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, ở quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục SHTT sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu như có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó hay chưa?
Trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo thẩm định đồng ý cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu hoặc ngược lại Cục SHTT sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký trường hợp đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ.
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi đơn. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn.