Bảo hiểm y tế là bảo hiểm bắt buộc để chăm sóc sức khỏe nhân dân, không vi lời nhuận do Nhà nước quy định, tổ chức thực hiện. Trong đó. người mua bảo hiểm sẽ chi trả việc mua bảo hiểm hằng năm đề được hưởng chế độ bảo hiểm là chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí chăm sóc sức khỏe khi cần. Và với những người về hưu, hưu trí thì việc có bảo hiểm y tế là việc cần thiết vì sức khỏe khi về già không còn tốt, việc thăm khám từ các bệnh viện hay chữa bệnh sẽ có sự nhẹ nhàng về chi phí hơn khi có bảo hiểm y tế. Vậy Mức hưởng bảo hiểm y tế của người về hưu là bao nhiêu?
Trong bài viết sau, Luật sư X sẽ mang đến những thông tin liên quan đến vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lí nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội, phục vụ mục đích chăm lo sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 20080 (Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014): Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
Bảo hiểm y tế thực chất là một nội dung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế có hai loại hình: bắt buộc và tự nguyện. Bảo hiểm y tế áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội có hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp trong nước có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam.
Mức đóng bảo hiểm y tế do cơ quan, doanh nghiệp chỉ trả phần lớn (khoảng 2/3).
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Hiện bảo hiểm y tế có 2 hình thức tham gia là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Đối với bảo hiểm y tế bắt buộc có 6 nhóm đối tượng tham gia BHYT được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đó là: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Nhóm do cơ quan BHXH đóng. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng. Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; Nhóm do người sử dụng lao động đóng. Theo quy định mới nhất tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia của bảo hiểm y tế tự nguyện là những người không thuộc 6 nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
Người đóng bảo hiểm y tế được khám, chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế. Các trường hợp tự tử, say rượu, vì phạm pháp luật… không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Những quyền lợi khi tham gia BHYT
Những người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được nhận những quyền lợi sau theo quy định của luật bảo hiểm y tế:
Được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế sau khi đóng bảo hiểm y tế
Được lựa chọn cơ sở y tế thuận lợi gần với nơi ở hoặc nơi công tác theo hướng dẫn của cơ quan Bảo hiểm xã hội để đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu. Ngoài ra, người tham gia còn được đổi nơi đăng ký ban đầu vào mỗi quý.
Được khám chữa bệnh và được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán chi trả một phần một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật của người tham gia theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:
- 100% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng:
Trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng, người đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Đối tượng khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã. Các trường hợp có tổng chi phí khám chữa bệnh trong 1 lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
Đối tượng tham gia BHYT liên tục 5 năm trở lên tính từ thời điểm đi KCB đúng tuyến và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB BHYT lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
Quyền lợi khi tham gia BHYT
- 95% cơ sở khám chữa bệnh đối với những đối tượng:
Người đang hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. Người thuộc hộ gia đình nghèo.
Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và thân nhân của liệt sỹ.
- 80% chi phí khám chữa bệnh áp dụng cho những đối tượng tham gia BHYT không thuộc những đối tượng trên.
Được cơ quan Bảo hiểm y tế, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và các cơ quan có liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ BHYT.
Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.
Mức hưởng bảo hiểm y tế của người về hưu là bao nhiêu?
Mức hưởng BHYT 2023 của người về hưu có hưởng lương hưu hàng tháng được quy định tại, Quyết định 1351/QĐ-BHXH, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014, cụ thể như sau:
Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến
- 100% chi phí khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
- 100% chi phí khám, chữa bệnh với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (mức lương cơ sở 2023 là 1,49 triệu đồng, chi phí khám, chữa bệnh phải thấp hơn 223.500 đồng. Từ 1/7/2023, lương cơ sở tăng lên là 1,8 triệu đồng, do vậy, 15% của tháng lương cơ sở là 270.000 đồng);
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến (lớn hơn 8,94 triệu đồng, từ 1/7/2023 là lớn hơn 10,8 triệu đồng);
- 95% chi phí khám, chữa bệnh thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật);
Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến
Căn cứ khoản 15 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014, trường hợp người có thẻ BHYT về hưu (thẻ BHYT có mã hưởng BHYT số 3) tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định nêu trên theo tỷ lệ sau:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Từ quy định trên, suy ra, người có thẻ BHYT khi về hưu, khi khám chữa bệnh trái tuyến được BHYT chi trả cho chi phí khám chữa bệnh là:
- Nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% của 95% chi phí điều trị nội trú, tương ứng 38% (điều trị ngoại trú thì không được BHYT chi trả);
- Nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% của 95% chi phí điều trị nội trú, tương ứng 95% (điều trị ngoại trú thì không được BHYT chi trả);
- Nếu khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh của 95%, tương ứng 95% (điều trị nội hoặc ngoại trú đều được BHYT chi trả);
Kết luận: Mức hưởng BHYT 2023 của người về hưu cơ bản được hiểu là được thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của BHYT (có giới hạn) nếu người bệnh khám chữa bệnh đúng tuyến.
Nếu khám chữa bệnh trái tuyến thì người bệnh chỉ được BHYT chi trả một phần nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương hoặc tuyến tỉnh; được chi trả theo mức 95% nếu khám chữa bệnh tại tuyến huyện.
Thẻ BHYT của người về hưu có hiệu lực khi nào?
Người lao động hưởng lương hưu muốn được nhận mức hưởng BHYT 2023 của người về hưu thì điều kiện đủ là thẻ BHYT phải có hiệu lực.
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, về mặt thủ tục hành chính, nếu người lao động không thực hiện thủ tục nộp hồ sơ nhận lương hưu thì cơ quan Bảo hiểm xã hội không có căn cứ để giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động và cũng không có căn cứ cấp thẻ BHYT cho họ.
Do đó, từ thời điểm có quyết định hưởng lương hưu (quyết định do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp), người lao động được hưởng quyền lợi BHYT, được cấp thẻ BHYT miễn phí.
Kể từ khi thẻ BHYT có hiệu lực (kể từ thời điểm cơ quan BHXH đóng tiền BHYT) thì người lao động về hưu được sử dụng thẻ để khám chữa bệnh.
Kết luận: Người hưởng lương hưu được sử dụng thẻ BHYT chi trả cho các chi phí khám chữa bệnh kể từ thời điểm nhận tiền lương hưu (thời điểm cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ nhận hưu trí, chi trả tiền hưu trí, đóng tiền BHYT cho người lao động về hưu).
Người đang hưởng lương hưu có phải đóng bảo hiểm y tế không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng như sau:
Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.
- Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định trên thì người đang hưởng lương hưu vẫn là đối tượng đóng bảo hiểm y tế và việc đóng bảo hiểm y tế sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lương Trung tá chuyên nghiệp về hưu là bao nhiêu?
- Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất 2022
- Cán bộ về hưu có được thành lập doanh nghiệp không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mức hưởng bảo hiểm y tế của người về hưu” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Chuyển đất ruộng lên thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người lao động về hưu thuộc trường hợp là người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi đi khám chữa bệnh trái tuyến sẽ được Qũy BHYT thanh toán theo chi phí khám chữa bệnh tại tuyến huyện, chi phí điều trị nội trú tại tuyến tỉnh và trung ương như đúng tuyến.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế quy định:
Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Theo đó, người lao động đang hưởng lương hưu sẽ được cơ quan BHXH đóng tiền BHYT. Do đó, trường hợp này, người lao động sẽ được cấp thẻ BHYT hoàn toàn miễn phí. Người lao động được hưởng quyền lợi này tại thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Lưu ý: Quy định pháp luật trên chỉ áp dụng với người lao động hưởng lương hưu. Trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhận tiền BHXH 1 lần sẽ không được cấp thẻ BHYT miễn phí mà sẽ phải tự mình tham gia BHYT theo hình thức khác.
Tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định là khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.